Câu 3 (trang 104, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Theo em, vì sao hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch lại làm bật lên tiếng cười?
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Cách 1
Hành động của các nhân vật và các giải quyết xung đột trong màn kịch lại làm bật lên tiếng cười bởi yếu tố này đã tạo ra nghệ thuật trào phúng, tiếng cười, tiếng cười đến từ sự lố bịch, ngược đời, khập khiễng.
Cách 2:
Vì hành động và cách giải quyết đã tạo ra sự lố bịch, ngược đời, khập khiễng
Advertisements (Quảng cáo)
Cách 3:
- Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn với thói học đòi làm sang.
- Xây dựng hàng loạt các chi tiết gây cười: bộ lễ phục với bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tung hô…
Cách 4:
- Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng bất hòa giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn với giấc mộng học đòi làm sang.
- Hàng loạt chi tiết gây cười: bộ lễ phục với bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tung hô, nịnh bợ, vẻ vênh vác rởm hợm của ông Giuốc đanh khi mặc lễ phục.
- Giấc mơ bước chân vào giới thượng lưu khi không có kiến thức, hiểu biết liên tục đẩy ông Giuốc đanh trở thành người lố bịch.
-> Mô-li-e tài tình trong việc khắc họa tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi học làm sang, gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.