(trang 7, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tìm đọc thông tin về cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhà Lý và trận chiến dọc phòng tuyến sông Như Nguyệt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt (năm 1077).
Tìm hiểu qua sách báo, internet…
Cách 1
Trận Như Nguyệt là một trận đánh lớn diễn ra ở một khúc sông Như Nguyệt (hay sông Cầu) vào năm 1077, là trận đánh có tính quyết định của cuộc Chiến tranh Tống-Việt, 1075-1077, và là trận đánh cuối cùng của nhà Tống trên đất Đại Việt. Trận chiến diễn ra trong nhiều tháng, kết thúc bằng chiến thắng của quân đội Đại Việt và thiệt hại nhân mạng lớn của quân Tống, đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của họ, buộc họ phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia.
Cách 2:
- (1077), trận Như Nguyệt là một trận đánh lớn diễn ra ở một khúc sông Như Nguyệt (hay sông Cầu)
- Là trận đánh có tính quyết định của cuộc Chiến tranh Tống-Việt (1075-1077), và là trận đánh cuối cùng của nhà Tống trên đất Đại Việt.
- Trận chiến kết thúc bằng chiến thắng của quân đội Đại Việt và thiệt hại nhân mạng lớn của quân Tống
Cách 3:
Advertisements (Quảng cáo)
1. Diễn biến:
- Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt làm chúng không tiến vào được.
- Cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông bắt ngờ đánh vào đồn giặc.
- Quân giặc “Mười phần chết đến năm sáu phần”.
- Quách Quỳ chấp nhận giảng hòa và rút quân về nước.
3. Nguyên nhân - Ý nghĩa:
- Sự ủng hộ tinh thần đoàn kết của quân dân ta
- Tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt
- Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc.
- Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của nhà Tống.