Trang chủ Lớp 8 Soạn văn 8 - Chân trời sáng tạo chi tiết Thủ pháp trào phúng nào được sử dụng trong hai câu luận?...

Thủ pháp trào phúng nào được sử dụng trong hai câu luận? Tác dụng của việc sử dụng thủ pháp này? kĩ năng đọc hiểu Cách 1...

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Giải chi tiết soạn văn Câu 2 trang 106 SGK Ngữ văn 8 tập 2, Câu 2 - Tự trào I, Bài 10. Cười mình - cười người Soạn văn 8 - Chân trời sáng tạo.

Câu 2 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Thủ pháp trào phúng nào được sử dụng trong hai câu luận? Tác dụng của việc sử dụng thủ pháp này?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- Thủ pháp trào phúng: Dùng lời lẽ kín đáo, cách nói ngược để cười nhạo, mỉa mai

- Tác dụng: thể hiện sự tinh tế trong cách viết của tác giả, nhẹ nhàng mà thâm sâu, tác giả tự họa chính bản thân nhưng đằng sau đó chính là bức tranh xã hội xã hội phong kiến với nhiều bất cập, làm hạn chế tài năng của người tài. Sự bất mãn trước thời cuộc.

Cách 2:

- Thủ pháp trào phúng: lời lẽ kín đáo, cách nói ngược để cười nhạo, mỉa mai

- Tác dụng: thể hiện sự tinh tế trong cách viết của tác giả, nhẹ nhàng mà thâm sâu.

Cách 3:

Việc sử dụng lối nói hóm hỉnh, giễu nhại với những động từ như “vểnh râu, lên mặt”, danh từ “phụ lão, dáng văn thân” đã giúp tác giả bày tỏ “sự cảm thấy không phải với chính mình” (Trần Đình Sử), bất lực với chính mình. Tiếng cười ở đây mang ý nghĩa giải thoát cho sự bức bách, bất lực trước hoàn cảnh của Trần Tế Xương.

Cách 4:

Trào phúng là thủ pháp nghệ thuật được xây dựng dựa trên những tương phản, đối lập, mâu thuẫn từ đó làm bật lên tiếng cười mỉa mai, châm biếm. Đồng thời cũng làm nên giáo trị phê phán, tố cáo sâu sắc với hiện thực xã hội, con người trong tác phẩm