Trang chủ Lớp 8 Soạn văn 8 - Kết nối tri thức chi tiết Căn cứ vào những bằng chứng khách quan nào mà tác giả...

Căn cứ vào những bằng chứng khách quan nào mà tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”?...

Đọc văn bản để tìm ra các dẫn chứng khách quan. Trả lời soạn văn Câu 4 trang 67 SGK Ngữ văn 8 tập 1, Sau khi đọc 4 - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Bài 3: Lời sông núi Soạn văn 8 - Kết nối tri thức.

Câu 4 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Căn cứ vào những bằng chứng khách quan nào mà tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”? Vì sao lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu”?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc văn bản để tìm ra các dẫn chứng khách quan.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Căn cứ vào những bằng chứng khách quan ở đoạn 2 và 3:

+ Sử sách nói về những cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, gắn với tên tuổi Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…

+ Từ thực tế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra (1951) (từ “Đồng bào ta ngày nay… đến “nồng nàn yêu nước”)

- Lòng yêu nước nồng nà của nhân dân được xem là “truyền thống quý báu” vì:

+ Lòng yêu nước được người Việt Nam duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác suốt trường kì lịch sử

+ Nhờ có lòng yêu nước của dân mà dân tộc Việt Nam mới giành và giữ được nền độc lập của mình

+ Truyền thống yêu nước của nhân dân là nhân tố quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi

+ Lòng yêu nước của nhân dân sẽ quyết định tương lai của đất nước

Tham khảo 1:

Tác giả dựa vào tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại, vùng miền, lứa tuổi để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

Advertisements (Quảng cáo)

- Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến.

Tham khảo 2:

- Những bằng chứng khách quan để tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”:

+ Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...

+ Trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”.

- Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu” vì: truyền thống yêu nước đó đã diễn ra xuyên suốt các thời kì lịch sử, trong mọi tầng lớp nhân dân (già, trẻ, gái, trai), mọi vùng miền của đất nước (miền ngược, miền xuôi, nước ngoài, trong nước).

Tham khảo 3:

Dựa vào tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

Để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

- Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp:

+ Từ các lứa tuổi: từ già tới trẻ

+ Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi

+ Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiến sĩ

+ Khắp các mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến