Câu 5 (trang 112, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bài ca dao số 3 lên án hủ tục gì? Cách lên án có tạo ra sự căng thẳng không? Vì sao?
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi.
Bài ca dao số 3 lên án hủ tục thách cưới. Cách lên án đó có phần hài hước, dí dỏm nên không tạo ra sự căng thẳng. Do sử dụng thủ pháp phóng đại, nói quá. Phóng đại ở cả khả năng, mức độ, số lượng. Tiếng cười còn toát lên ở sự liệt kê tưởng như không dứt đồ lễ vật. Dấu ba chấm kết thúc bài ca dao để ngỏ khả năng điền tiếp các lễ vật khác. Trong ca dao có nhiều bài viết về chủ đề thách cưới, đều có chung thủ pháp phóng đại, liệt kê này.
Advertisements (Quảng cáo)
Tham khảo 1:
- Lên án hủ tục thách cưới.
- Cách lên án đó có phần hài hước, dí dỏm nên không tạo ra sự căng thẳng.
- Việc dẫn hơn số lễ vật mà cô gái yêu cầu có phần phi thực tế nhưng cũng thể hiện sự trân trọng của chàng trai đối với phẩm giá của cô gái.
Tham khảo 2:
Bài ca dao số 3 lên án hủ tục thách cưới trong xã hội xưa. Tuy nhiên, bài ca dao không tạo ra sự căng thẳng mà thể hiện sự hài hước, lém lỉnh qua lời nói của chàng trai. Anh không thương lượng giảm bớt mà lại tỏ ra bình thản đến lạ lùng. Và thậm chí lễ vật của anh còn có vẻ vượt mấy lần yêu cầu của cô gái đề ra. Nếu như cô gái thách “hai mươi tám”, “chín mươi chín” ông sao thì anh lại dẫn tới “trăm tám ông sao trên trời”. Vì tình yêu, anh không sợ, không để những lễ vật đó trở thành rào cản anh đến với cô gái và có lẽ cũng hiểu tâm lí của cô gái mà chàng trai cũng đáp lại như thế cho thỏa tấm lòng của cô. Việc dẫn hơn số lễ vật mà cô gái yêu cầu cũng thể hiện sự trân trọng của chàng trai đối với phẩm giá của cô gái và sự đồng cảm của anh đối với người yêu như thế nào.