Trang chủ Lớp 8 Soạn văn 8 - Kết nối tri thức chi tiết Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng...

Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian nào? Nhận xét về trình tự miêu tả những khoảng không gian đó...

Đọc bài thơ để xác định những khoảng không gian được nhắc tới. Lời Giải soạn văn Câu 3 trang 41 SGK Ngữ văn 8 tập 1, Sau khi đọc 3 - Thu điếu, Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển Soạn văn 8 - Kết nối tri thức.

Câu 3 (trang 41, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian nào? Nhận xét về trình tự miêu tả những khoảng không gian đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc bài thơ để xác định những khoảng không gian được nhắc tới.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian: mặt ao (nước, thuyền câu, sóng), bầu trời (tầng mây, trời), mặt đất (ngõ trúc)

→ Trình tự miêu tả không gian: từ gần đến xa, từ xa đến gần; từ thấp đến cao, từ cao xuống thấp.

Tham khảo 1:

- Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian:

+ Không gian rộng, sâu của bầu trời đối lập với mặt ao hẹp với ngõ trúc

Advertisements (Quảng cáo)

+ Không gian hiu quạnh, tĩnh lặng, thoáng buồn, vắng tiếng, vắng người được thể hiện qua hình ảnh “ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Không gian tĩnh lặng đến độ người câu cá có thể nghe thấy tiếng “cá đâu đớp động dưới chân bèo”.

- Nhận xét về trình tự miêu tả những khoảng không gian đó: Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.

→ Điểm nhìn ấy giúp nhà thơ bao quát được toàn cảnh mùa thu, từ bầu trời đến mặt nước, cảnh vật, cuộc sống ở làng quê vào mùa thu.

Tham khảo 2:

Không gian trong Thu điếu: tĩnh lặng, phảng phất buồn:

+ Cảnh thu đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn: nước “trong veo” trên một không gian tĩnh, vắng người, ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

+ Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ, không đủ tạo ra âm thanh

+ Đặc biệt câu thơ cuối tạo được một tiếng động duy nhất: "Cá đâu đớp động dưới chân bèo” → Không phá vỡ cái tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật → Thủ pháp lấy động nói tĩnh.

→ Không gian đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Bài thơ nói chuyện câu cá mà thực ra người đi câu cá không chú ý gì vào việc câu cá. Tâm sự của người câu cá là chính là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến. Tâm hồn của tác giả gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.