Trang chủ Lớp 8 Soạn văn 8 - Kết nối tri thức chi tiết Chỉ ra biệt ngữ xã hội trong các đoạn hội thoại sau...

Chỉ ra biệt ngữ xã hội trong các đoạn hội thoại sau và nhận xét về việc sử dụng biệt ngữ của người nói...

Đọc kỹ các đoạn hội thoại và xác định biệt ngữ dựa vào nhân vật, ngữ cảnh. Gợi ý giải soạn văn Câu 4 trang 17 SGK Ngữ văn 8 tập 1, Câu 4 - trang 16 Thực hành tiếng Việt trang 16, Bài 1: Câu chuyện của lịch sử Soạn văn 8 - Kết nối tri thức.

Câu 4 (trang 17, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Chỉ ra biệt ngữ xã hội trong các đoạn hội thoại sau và nhận xét về việc sử dụng biệt ngữ của người nói:

a. – Cậu ấy là bạn con đấy à?

- Đúng rồi, bố. Nó lầy quá bố nhỉ?

b. – Nam, dạo này tớ thấy Hoàng buồn buồn, ít nói. Cậu có biết vì sao không?

- Tớ cũng hem biết vì sao cậu ơi.

Advertisements (Quảng cáo)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ các đoạn hội thoại và xác định biệt ngữ dựa vào nhân vật, ngữ cảnh.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Từ "lầy” là biệt ngữ xã hội. Trong ngữ cảnh khác, chẳng hạn nói với bạn bè một cách suồng sã, có thể sử dụng từ lầy với nghĩa lôi thôi, nhếch nhác, chơi không đẹp. Nhưng khi nói với bố như trong ngữ cảnh này, sử dụng biệt ngữ lầy hoàn toàn không phù hợp.

b. Từ "hem” là biệt ngữ xã hội chỉ từ “không” theo cách nói của lớp trẻ hiện nay. Tuy nhiên, trong trường hợp này, dùng biệt ngữ cũng không phù hợp, vì người nói cần trả lời một cách nghiêm túc câu hỏi của bạn, thể hiện sự quan tâm đến trạng thái tâm lí của một người bạn.

Advertisements (Quảng cáo)