Trang chủ Lớp 8 Soạn văn 8 - Kết nối tri thức chi tiết Đọc đoạn (5) và cho biết vì sao tác giả quan niệm...

Đọc đoạn (5) và cho biết vì sao tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì...

Đọc kỹ văn bản để trả lời. Trả lời soạn văn Câu 7 trang 69 SGK Ngữ văn 8 tập 2, Sau khi đọc 7 - Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa, Bài 8. Nhà văn và trang viết Soạn văn 8 - Kết nối tri thức.

Câu 7 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Đọc đoạn (5) và cho biết vì sao tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì. Giọng văn trong đoạn (5) có gì khác với những đoạn còn lại?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Trong đoạn 5, tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì vì khi chưa đọc thì tác phẩm chỉ là một khách thể nhưng khi đã đọc thì khách thể biến mất, nhường chỗ cho thế giới hình tượng và chuyển vào bên trong nội tâm của người đọc.

Giọng văn đoạn (5) nhẹ nhàng theo hướng chia sẻ, tâm tình với bạn đọc. Để dẫn dắt người đọc vào những liên tưởng riêng, tập trung suy nghĩ cho vấn đề được nêu ra.

Advertisements (Quảng cáo)

Tham khảo 1:

- Vì khi chưa đọc thì tác phẩm chỉ là một khách thể nhưng khi đã đọc thì khách thể biến mất, nhường chỗ cho thế giới hình tượng và chuyển vào bên trong nội tâm của người đọc.

- Giọng văn đoạn (5) nhẹ nhàng theo hướng chia sẻ, tâm tình với bạn đọc.

Tham khảo 2:

Đọc đoạn (5) và ta thấy được tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì. Giọng văn trong đoạn (5) khác với những đoạn còn lại ở điểm: giọng văn trong đoạn này mang tới nhiều lời tâm sự, chia sẻ của tác giả tới người đọc, cụ thể như sau:

- Làm sống dậy và cụ thể hoá thế giới hình tượng tồn tại tiềm tàng trong tác phẩm, chuyển hoá nó thành “câu chuyện” của chính bản thân người đọc, buộc người đọc phải “toàn tâm toàn ý” suy nghĩ về nó, cũng có nghĩa là bận lòng, bận trí về “những điều chưa bao giờ nghĩ tới” trước khi đọc văn học.

- Đọc văn học cho phép độc giả có những cách cụ thể hoá khác nhau, diễn giải khác nhau về hình tượng trong tác phẩm. Tất cả những điều này làm cho thế giới hình tượng trở nên có tính chất mở, phát triển phong phú thêm lên qua từng trường hợp đọc.