Trang chủ Lớp 8 Soạn văn 8 - Kết nối tri thức chi tiết Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở...

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà...

Dựa vào kiến thức về phép tu từ đảo ngữ để trả lời. Trả lời soạn văn Câu 2 trang 45 SGK Ngữ văn 8 tập 1, Câu 2 - trang 45 Thực hành tiếng Việt trang 45, Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển Soạn văn 8 - Kết nối tri thức.

Câu 2 (trang 45, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)

a. Chỉ ra các câu thơ sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ trong đoạn thơ.

b. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong từng câu thơ.

Advertisements (Quảng cáo)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về phép tu từ đảo ngữ để trả lời.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Cả 4 câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ

b. Tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ:

- Câu 1: Theo trật tự ngữ pháp thông thường của tiếng Việt, từ “lom khom” lẽ ra đặt sau cụm từ “tiều vài chú” và từ “tiều” đặt sau “vài chú”, nhưng ở đây lại được tác giả đảo vị trí lên trước, có tác dụng nhấn mạnh tư thế, hình dáng nhỏ bé của con người, từ đó làm nổi bật lên khung cảnh hùng vĩ, hiểm trở của Đèo Ngang.

- Câu 2: Theo trật tự ngữ pháp thông thường của tiếng Việt, từ “lác đác” phải đặt sau cụm từ “chợ mấy nhà” và từ “chợ” đặt sau từ “mấy nhà”, nhưng ở đây lại được đảo vị trí lên trước, để nhấn mạnh số lượng ít ỏi và sự thưa thớt của những ngôi nhà; từ đó gợi không khí vắng vẻ, hoang sơ của núi rừng.

- Câu 3&4: từ “nhớ nước”, “đau lòng”, “thương nhà”, “mỏi miệng” được đảo vị trí, có tác dụng thể hiện nỗi niềm hoài cổ – nhớ tiếc quá khứ vàng son đã trôi qua và tâm trạng hoài hương – nhớ gia đình, quê hương.