Trang chủ Lớp 8 Soạn văn 8 - Kết nối tri thức chi tiết Em hiểu thế nào về nội dung của thành ngữ sống chung...

Em hiểu thế nào về nội dung của thành ngữ sống chung với lũ? Thử suy đoán về nguồn gốc của thành ngữ này...

Nêu cách hiểu và suy đoán của em. Phân tích, đưa ra lời giải soạn văn Câu 2 trang 89 SGK Ngữ văn 8 tập 2, Trước khi đọc 2 - Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ, Bài 9. Hôm nay và ngày mai Soạn văn 8 - Kết nối tri thức.

Câu 2 (trang 89, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Em hiểu thế nào về nội dung của thành ngữ sống chung với lũ? Thử suy đoán về nguồn gốc của thành ngữ này.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nêu cách hiểu và suy đoán của em.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Sống chung với lũ nghĩa là đưa ra các biện pháp để thích nghi với thời tiết mưa gió bão lụt, chấp nhận những khó khăn bất lợi và sẵn sàng đương đầu khi lũ tới, đồng thời cũng tìm cách khai thác ích lợi từ nó.

Nguồn gốc của thành ngữ này đến từ việc nhiều năm liền người dân đều gặp phải lũ lụt và gió bão làm tiêu tán bao tài sản, của cải lẫn mạng người. Sau quá trình đấu tranh và khắc phục khó khăn, biết không thể chấm dứt hoàn toàn tình trạng lũ lụt, con người đã nghĩ ra nhiều phương án khác nhau để sống chung với lũ.

Tham khảo 1:

- Xâm nhập mặn hay nhiễm mặn đất là sự tích tụ quá nhiều muối hòa tan trong đất.

- Đối với các cửa sông tiếp giáp với biển, hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào các sông xảy ra khá phổ biến, đặc biệt vào mùa khô. Khi đó lượng nước từ sông đổ ra biển giảm, thủy triều từ biển sẽ mang nước mặn lấn sâu vào lòng sông làm cho nước sông bị nhiễm mặn.

- Nồng độ mặn sẽ giảm dần khi càng tiến sâu vào đồng bằng.

- Các yếu tố khí tượng: gió từ biển hướng vào đất liền, nhiệt độ cao, mưa ít, ... sẽ là tác nhân làm mặn lấn sâu vào nội địa; Hoạt động kinh tế của con người: Nhu cầu sử dụng nước ngọt vào mùa khô tăng sẽ làm giảm nguồn nước ngầm, làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn.