Câu 4 (trang 86, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Giọng điệu trào phúng của câu thơ thứ ba có gì khác biệt so với hai câu thơ đầu?
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi.
- Hai câu thơ đầu: giọng điệu đả kích (từ ngữ thô mộc, suồng sã)
- Câu thơ thứ ba: mỉa mai – châm biếm (tạo ra yếu tố vô lí hoặc thiếu lô gic, đảo lộn trật tự thông thường; lời thơ tựa như khen ngợi huyện trưởng chăm chỉ làm công việc đến tận đêm khuya, ngược hẳn với hai “cán bộ nhà nước” trong hai câu thơ trước)
Advertisements (Quảng cáo)
Tham khảo 1:
Giọng điệu trào phúng của câu 3 góp phần thể hiện nội dung: Huyện trưởng "chong đèn” cứ ngỡ để lo công việc nhưng thực chất là làm chuyện mờ ám, hút thuốc phiện.
Tham khảo 2:
Nếu hai câu thơ đầu nói về sự tham nhũng của quan dưới thì câu thơ thứ ba nói về thói ăn chơi hưởng lạc của quan trên.
→ Hình ảnh bộ máy cai trị của chính quyền Tưởng Giới Thạch đều thối nát, mục ruỗng. Tham khảo 3:
Huyện trưởng "chong đèn” làm công việc - cứ ngỡ là đang thâu đêm suốt tháng để lo công việc, đắm chìm trong công việc quên cả nghỉ ngơi. Nhưng không - đó là đang hút thuốc phiện - người có chức vụ lớn thì lại thờ ơ, vô trách nhiệm, chìm ngập trong cùng tận cùng của tệ nạn.