Câu 6 (trang 13, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nhận xét về vai trò của hình ảnh mắt sói, mắt người trong việc tổ chức các sự kiện của cốt truyện.
- Xác định ngôi kể; vị trí người kể dựa vào để quan sát, kể lại các nhân vật và sự kiện
- Hình ảnh mắt sói, mắt người có ý nghĩa như thế nào trong nghệ thuật kể chuyện của nhà văn?
Cách 1
Advertisements (Quảng cáo)
Mắt sói được đánh giá là “Một cuộc gặp gỡ kì lạ, được kể lại một cách xuất sắc” (Astrapi). Trong tác phẩm, câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba nhưng có lúc được chuyển sang ngôi thứ nhất qua lời của nhân vật. Ở đoạn trích, câu chuyện được kể bằng lời ngôi thứ ba nhưng chủ yếu theo điểm nhìn bên trong (kể qua cảm nhận của nhân vật). Nhà văn Pennac đã xây dựng câu chuyện với cốt truyện đa tuyến mới lạ và đầy tính sáng tạo, truyện lồng truyện. Đan xen trong cốt truyện chính kể về cuộc gặp gỡ của Phi Châu và Sói Lam là cốt truyện riêng về cuộc đời của từng nhân vật. Lời kể của nhiều nhân vật tạo nên những góc nhìn đa chiều, gợi sự tò mò và hứng thú nơi người đọc. Ngôn ngữ kể chuyện trong sáng, phù hợp với lứa tuổi của trẻ thơ.
Tham khảo 1:
- Ngôi kể: linh hoạt chuyền từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất.
- Lời kể của nhiều nhân vật tạo nên những góc nhìn đa chiều, gợi sự tò mò và hứng thú.
- Ngôn ngữ kể chuyện trong sáng.
Tham khảo 2:
Nghệ thuật kể truyện trong tác phẩm thật đặc biệt. Nhà văn Pennac đã xây dựng câu chuyện với cốt truyện mới lạ và đầy tính sáng tạo, truyện lồng truyện. Đan xen trong cốt truyện chính kể về lần gặp mặt của Phi Châu và Sói Lam là cốt truyện riêng về cuộc đời của từng nhân vật. Vậy nên tác phẩm tạo cho người đọc sự hứng thú, được nhìn theo nhiều góc độ từ lời kể của từng nhân vật. Nhà văn Pennac còn sử dụng ngôn ngữ kể truyện trong sáng, đúng với lứa tuổi của trẻ thơ để khắc họa cảm xúc vui, buồn của truyện. Nhờ nghệ thuật kể chuyện này mà tác phẩm Mắt sói đã nhận được sự yêu thích của đông đảo độc giả, trở thành một trong những cuốn sách gối đầu cho thiếu nhi.