Trang chủ Lớp 8 Soạn văn 8 - Kết nối tri thức chi tiết Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một...

Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống như thế nào?...

Đọc kỹ hai câu thơ cuối và miêu tả lại bức tranh cuộc sống. Giải chi tiết soạn văn Câu 3 trang 44 SGK Ngữ văn 8 tập 1, Sau khi đọc 3 - Thiên Trường vãn vọng, Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển Soạn văn 8 - Kết nối tri thức.

Câu 3 (trang 44, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống như thế nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ hai câu thơ cuối và miêu tả lại bức tranh cuộc sống.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Tiếng sao mục đồng và hình ảnh trẻ chăn trâu “lùa trâu về hết”: âm thanh trong trẻo, hồn nhiên; hình ảnh quen thuộc gợi thời gian của buổi hoàng hôn, không gian thanh tĩnh – khi mọi hoạt động dần lắng xuống, con người và loài vật đều tìm về nơi sum vầy, nghỉ ngơi, …

- Từng đôi cò trắng đậu xuống cánh đồng: hình ảnh gần gũi, thân quen nơi những cánh đồng quê Bắc Bộ, gợi nhịp sống đời thường bình yên, ấm áp.

Tham khảo 1:

- Buổi hoàng hôn, không gian thanh tĩnh – khi mọi hoạt động dần lắng xuống, con người và loài vật đều tìm về nơi sum vầy, nghỉ ngơi, …

Advertisements (Quảng cáo)

- Hình ảnh gần gũi, thân quen nơi những cánh đồng quê Bắc Bộ, gợi nhịp sống đời thường bình yên, ấm áp.

Tham khảo 2:

Hình ảnh ở hai câu thơ cuối:

- Tiếng sáo của trẻ chăn trâu văng vẳng

- Từng đôi cò trắng đang xoè cánh đậu xuống đồng

→ Bức tranh trong hai câu thơ cuối gợi khung cảnh trở nên sinh động nhờ xuất hiện âm thanh và hoạt động của sự vật. Hình ảnh “cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” làm cho không gian được mở ra, trở nên thoáng đãng, cao rộng, trong sạch, yên ả. Qua đó còn cho thấy sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, đem lại cảm giác thân quen, gần gũi.

Tham khảo 3:

Cảnh vật hiện ra không rõ nét, nửa hư nửa thực, mờ ảo. Đó là cảnh chiều muộn cảnh vật nhạt nhòa trong sương, thể hiện vẻ đẹp mơ màng, yên tĩnh nơi thôn dã. Cảnh đó một phần là thực một phần do cảm nhận riêng của tác giả. Khung cảnh vừa như thực lại vừa như cõi mộng “bán vô bán hữu” – nửa như có nửa như không. Thời gian buổi chiều gợi nên nỗi buồn man mác, không gian làng quê im ắng, tĩnh mịch. Điều đó cho thấy một tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước vẻ đẹp giản dị của cuộc sống.