Trang chủ Lớp 8 Soạn văn 8 - Kết nối tri thức chi tiết Phân tích tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng...

Phân tích tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực. Xác định phép đối và phân tích tác dụng...

Xác định phép đối và phân tích tác dụng. Hướng dẫn cách giải/trả lời soạn văn Câu 4 trang 83 SGK Ngữ văn 8 tập 1, Sau khi đọc 4 - Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu, Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ Soạn văn 8 - Kết nối tri thức.

Câu 4 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Phân tích tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Xác định phép đối và phân tích tác dụng.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách đảo trật tự cú pháp: “Lôi thôi sĩ tử”, “ậm oẹ quan trường” kết hợp với các từ giàu hình ảnh: lôi thôi, đeo lọ cùng với những từ chỉ âm thanh: ậm oẹ, thét loa làm cho quang cảnh thi trở nên nhốn nháo, ô hợp, mất đi vẻ trang nghiêm của một kì thi do quốc gia tổ chức. Hơn thế, sĩ tử thì lôi thôi lếch thếch mất hết vẻ nho nhã, thư sinh. Quan trường không còn quyền uy, mực thước, trang trọng như trước mà như nhân vật tuồng hề “ậm oẹ, thét loa”. Cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.

Cách 2

Phép đối: “lôi thôi sĩ tử” >< “ậm ọe quan trường” → cho thấy sự láo nháo, lộn xộn, ô hợp của trường thi dù đây là một kì thi Hương quan trọng.

Tham khảo 1:

Tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực:

Advertisements (Quảng cáo)

Nhấn mạnh cảnh hỗn độn, nhếch nhác, tàn tạ của trường thi năm Đinh Dậu:

- Sĩ tử:

+ Vai đeo lọ: dáng dấp luộm thuộm.

+ Lôi thôi sĩ tử: nhấn mạnh vẻ nhếch nhác, không gọn gàng của những sĩ tử.

- Quan trường: dáng vẻ ra oai, nạt nộ.

+ Ậm ọe quan trường: người coi thi nói năng ậm ọe, ấp úng, ra oai gượng gạo.

+ Miệng thét loa: sự nhốn nháo, lộn xộn của cảnh trường thi.

Tham khảo 2:

Câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” là một cảnh hài hước, chua chát. Đảo ngữ hai chữ “lôi thôi” lên đầu câu thơ gây ấn tượng nhếch nhác đáng buồn “vai đeo lọ”. Ậm oẹ nghĩa là ra bộ nạt nộ, hăm doạ. Cấu trúc câu thơ đảo ngữ đưa hai tiếng tượng thanh “ậm oẹ” lên đầu câu thơ để làm nổi bật hình ảnh các quan trường “miệng thét loa”. Trường thi không còn là chốn tôn nghiêm nền nếp nữa, quá lộn xộn, quá ồn ào, khác nào cảnh họp chợ, nên quan trường mới “ậm oẹ” và “thét loa” như thế. Tú Xương đối rất chỉnh làm hiện lên hai hình ảnh trung tâm của trường thi. Sĩ tử thì lôi thôi nhếch nhác, mất đi cái vẻ nho nhã thư sinh. Quan trường, giám thị, giám khảo cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có.

Advertisements (Quảng cáo)