Trang chủ Lớp 8 Soạn văn 8 - Kết nối tri thức chi tiết Tác giả đã chọn cách diễn đạt như thế nào để lời...

Tác giả đã chọn cách diễn đạt như thế nào để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tì tướng?...

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi. Lời Giải soạn văn Câu 6 trang 63 SGK Ngữ văn 8 tập 1, Sau khi đọc 6 - Hịch tướng sĩ, Bài 3: Lời sông núi Soạn văn 8 - Kết nối tri thức.

Câu 6 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tác giả đã chọn cách diễn đạt như thế nào để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tì tướng? Phân tích một ví dụ mà em cho là tiêu biểu cho cách diễn đạt đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Trong bài hịch, giọng văn lúc thì là của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền lúc lại là của người cùng cảnh ngộ (suy cho cùng, chủ soái hay tướng sĩ khi đất nước lâm nguy thì đều cùng một cảnh ngộ):

- Khi muốn bày tỏ ân tình hay khuyên răn thiệt hơn, tác giả lấy giọng gần gũi, chân tình của người cùng chung cảnh ngộ để nói: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, (…) lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”, “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên…”

- Khi nghiêm khắc quở trách, cảnh cáo những hành động sai, thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của tướng sĩ trước vận mệnh đất nước, tác giả thẳng thắn đưa ra những lời lẽ gay gắt, như là sỉ mắng: “không biết lo”, “không biết thẹn”, “không biết tức”, “không biết căm”… Thực ra, gia thần của ông như Dã Tượng, Yết Kiêu, các môn khách như Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực… đều là những người trung nghĩa. Trung nghĩa là nét nổi bật của tinh thần Đông A (tức nhà Trần). Cho nên, số người cầu an, hưởng lạc tuy vẫn có, nhưng có phần chắc là Trần Quốc Tuấn dùng phép khích tướng, kích họ bằng sỉ nhục, đẩy họ vào thế phải chứng tỏ tấm lòng biết lo, biết thẹn, biết tức, biết căm mà đồng lòng hiệp sức cùng chủ tướng đánh dẹp quân thù.“(Trần Đình Sử)

- Dù là khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo thì cũng đều nhằm khơi dậy ý thức về trách nhiệm, bổn phận của tướng sĩ đối với giang sơn xã tắc, đều hướng tới cái đích kêu gọi đồng tâm hiệp lực tiêu diệt quân xâm lược, đối phó với kẻ thù.

Tham khảo 1:

Advertisements (Quảng cáo)

Trong bài hịch, giọng văn lúc thì là của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền lúc lại là của người cùng cảnh ngộ.

Tham khảo 2:

- Tác giả sử dụng các yêu tố biểu cảm (giọng văn bản, hình ảnh so sánh, ẩn dụ, cấu trúc điệp, tương phản,…) để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tì tướng.

- Yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản Hịch tướng sĩ:

+ Giọng văn: Lúc thì là lời của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền, lúc lại là của người cùng cảnh ngộ.

→ Tác động đến tướng sĩ, khơi gợi lòng căm thù và ý thức trách nhiệm của đáng nam nhi với non sông. Tác động đến người đọc: Biết trân trọng công ơn của thế hệ đi trước, sống có trách nhiệm hơn với đất nước.

Tham khảo 3:

Bài hịch chuyển sang một giọng văn vừa lâm ly thống thiết khi gợi ra hậu quả vô cùng khủng khiếp và thê thảm nếu không chống nổi giặc ngoại xâm, vừa mỉa mai chì chiết nhằm “khích tướng”, nghĩa là cố tình chọc vào,cứa vào lòng tự hào, tự trọng, ý thức về liêm sỉ của tướng sĩ nhà Trần vốn nổi tiếng với “hào khí Đông Á với tinh thần sắt thép, với thái độ quyết đánh của hội nghị Diên Hồng: “Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, bằng lý và bằng tình – chủ yếu là bằng tình – bởi vì rút ra lý là chuyện đánh giặc cứu nước, cứu nhà, cứu mình, có gì phải bàn cãi nhiều.

Ấy là một vị anh hùng có trái tim lớn. Trái tim chứa đầy tình cảm vĩ đại trong quan hệ với nước, với dân. Đây là trái tim đau cái đau lớn, oăm cái căm lớn, nhục cái nhục lớn. Một trái tim sôi sục mãnh liệt