Trang chủ Lớp 8 Soạn văn 8 - Kết nối tri thức chi tiết Tiếng cười trào phúng được thể hiện như thế nào qua việc...

Tiếng cười trào phúng được thể hiện như thế nào qua việc đặc tả, nhấn mạnh hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sứ và mụ đầm?...

Đọc kỹ các câu thơ có hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sứ và mụ đầm để chỉ ra tiếng cười trào phúng. Lời giải bài tập, câu hỏi soạn văn Câu 5 trang 83 SGK Ngữ văn 8 tập 1, Sau khi đọc 5 - Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu, Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ Soạn văn 8 - Kết nối tri thức.

Câu 5 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tiếng cười trào phúng được thể hiện như thế nào qua việc đặc tả, nhấn mạnh hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sứ và mụ đầm?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ các câu thơ có hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sứ và mụ đầm để chỉ ra tiếng cười trào phúng.

Answer - Lời giải/Đáp án

Sự có mặt của quan sứ và mụ đầm đáng lẽ phải làm cho quang cảnh trường thi trang nghiêm hơn. Song trái lại, sự hiện diện của chính quyền thực dân lúc này càng tăng thêm sự chua chát. Quyết định số phận của của các sĩ tử là một kẻ “ngoại lai” không biết gì về Nho học. Nơi cửa Khổng sân Trình là nơi mặc sức, tự nhiên lê váy của mụ đầm, lố lăng của quan sứ. “Váy lê quét đất” đối với “Lọng cắm rợp trời” (còn làm nhục quốc thể) chao ôi thật chua chát.

Tham khảo 1:

- Sự xuất hiện của quan sứ và mụ đầm không làm quan trường trang nghiêm mà lại trở nên náo loạn, nhố nhăng

Advertisements (Quảng cáo)

- Quyết định số phận sĩ tử lại là những kẻ không biết gì về Nho học.

Tham khảo 2:

Hình ảnh: quan sứ, mụ đầm → làm tăng sự lố bịch của cuộc thi.

+ Cở kéo rợp trời: đón tiếp trang nghiêm, linh đình.

+ Váy lê quét đất: cách ăn mặc lòe loẹt, lố lăng.

→ Sự phô trương về hình thức, nhố nhăng, lôi thôi. Bức tranh biếm họa về trường thi đầy rẫy những đối lập, ngược đời, trớ trêu. Thể hiện tiếng cười mỉa mai, chua chát của Tú Xương.

Tham khảo 3:

Hình ảnh “Lọng cắm rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ”, lũ ăn cướp đất nước ta, một nghi lễ cực kì long trọng. Đó là nỗi đau mất nước. Từ xưa tới năm ấy (1897) chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, đàn bà đâu được bén mảng đến nơi kén chọn nhân tài. Thế mà bây giờ, không chỉ “mụ đầm ra” mụ đầm đến với “váy lẽ quét đất” mà còn bày ra giữa thanh thiên bạch nhật một nghịch cảnh vô cùng nhục nhã.

Advertisements (Quảng cáo)