Câu 7 (trang 15, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trong truyện này, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử. Nêu một số ví dụ và cho biết tác dụng.
Để ý tới ngôn ngữ người kể và ngôn ngữ nhân vật để trả lời.
- Ở lời người kể chuyện, xuất hiện các từ ngữ gọi đúng chức tước, địa vị, vật dụng… của các nhân vật: quan gia, đấng thiên tử, vương hầu, Hưng Đạo Vương, Chiêu Minh Vương, Chiêu Quốc Vương, Hoài Văn Hầu, quân Thánh Dực, thuyền ngự, đồ nghi trượng, người nội thị,...
- Ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật: “Quân pháp vô thân, hầu không có phận sự ở đây, nên trở ra cho anh em làm việc. Nhược bằng khinh thường phép nước, anh em tất phải chiếu theo thượng lệnh”; “Ta xuống xin bệ kiến quan gia, không kẻ nào được giữ ta lại. Lôi thôi thì hãy nhìn lưỡi gươm này!”
→ Tác dụng: Khiến cho câu chuyện sinh động và chân thực, làm rõ được bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, đưa người đọc nhập tâm vào câu chuyện được kể và làm nổi bật chủ đề của tác phẩm
Tham khảo 1:
Ví dụ như một số từ ngữ Hán Việt thời xưa dùng để mô tả sự vật, sự việc thời kỳ phong kiến lịch sử: vua, phạm thượng, thượng lệnh, tôn thất, bệ kiến, quân pháp vô thân.
Advertisements (Quảng cáo)
→ Tác dụng: Khiến cho câu chuyện sinh động và chân thực, làm rõ được bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ
Tham khảo 2:
Ví dụ cho thấy ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử:
- Ngôn ngữ người kể chuyện: hội sư, thuyền ngự, đại vương, đấng thiên tử,…
- Ngôn ngữ nhân vật: Quân pháp vô thân, vua lo thì kẻ thần tử cũng phải lo,…
Tác dụng: Làm nổi bật khung cảnh cuộc hội họp trước cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai của nhà Trần. Thể hiện được tính cách của các nhân vật đặc biệt là nhân vật Trần Quốc Toản: Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng tính cách quyết đoán, gan dạ và khí phách anh hùng dòng dõi nhà Trần của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đã được bộc lộ rõ qua từng suy nghĩ, hành động, cử chỉ.
Tham khảo 3:
+ Ngôn ngữ người kể chuyện: hội sư, đại vương, đấng thiên tử, thuyền ngự...
+ Ngôn ngữ nhân vật: quân pháp vô thân, vua lo thì kẻ thần tử cũng phải lo..
Tác dụng: Tô đậm khung cảnh cuộc hội họp trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông lần hai. Ngoài ra còn thể hiện rõ nét tính cách của các nhân vật, làm nổi bật những nét đặc trưng đặc biệt là nhân vật Trần Quốc Toản.