Trang chủ Lớp 8 Vở thực hành Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) Bài tập Đọc như sự đón đợi trang 79 vở thực hành...

Bài tập Đọc như sự đón đợi trang 79 vở thực hành Văn 8: Có điều gì đáng lưu ý về mối quan hệ giữa nhan đề...

Soạn Câu 1, 2, 3, 4, 5 - Đọc như sự đón đợi trang 79 vở thực hành ngữ văn 8 - Bài 10. Sách - Người bạn đồng hành. Có điều gì đáng lưu ý về mối quan hệ giữa nhan đề, hoàn cảnh ra đời và sức hấp dẫn của cuốn sách trong lời giới thiệu của người viết?...

Câu 1

Bài tập 1 (trang 79, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):

Có điều gì đáng lưu ý về mối quan hệ giữa nhan đề, hoàn cảnh ra đời và sức hấp dẫn của cuốn sách trong lời giới thiệu của người viết?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản để chỉ ra điều đáng lưu ý về mối quan hệ.

Answer - Lời giải/Đáp án

Điều đáng lưu ý về mối quan hệ giữa nhan đề, hoàn cảnh ra đời và sức hấp dẫn của cuốn sách trong lời giới thiệu của người viết: Nhan đề Nhóc Ni-cô-la: Những chuyện chưa kể được xuất bản vào tháng 10 năm 2004 cùng với 45 mẩu chuyện chưa được kể khiến độc giả tò mò về cuốn sách, tạo nên mối quan hệ gắn kết giữa nhan đề, hoàn cảnh ra đời và sức hấp dẫn của cuốn sách thông qua lời giới thiệu.


Câu 2

Bài tập 2 (trang 79, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):

Theo lời giới thiệu, đề tài và đặc điểm nội dung, nghệ thuật của cuốn sách có gì đặc biệt?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản để đưa ra nhận xét về lời giới thiệu, đề tài, đặc điểm nội dung, nghệ thuật.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Đề tài: Viết về những chuyện chưa kể.

- Đặc điểm nội dung: Các câu pha trò mới tinh, các tình huống bất ngờ.

- Đặc điểm nghệ thuật: Ngôn ngữ trẻ thơ với nét vẽ đầy thi vị vui nhộn.


Câu 3

Bài tập 3 (trang 80, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):

Người giới thiệu nhấn mạnh điều gì về mối quan hệ đặc biệt giữa các tác giả và sự độc đáo của cuốn sách?

Advertisements (Quảng cáo)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản để chỉ ra mối quan hệ đặc biệt giữa các tác giả.

Answer - Lời giải/Đáp án

Người giới thiệu nhấn mạnh rằng sự độc đáo của cuốn sách là thành quả sinh ra từ hai nhà sáng tạo Gô-xi-nhi và Xăng-pê. Những kỷ niệm thơ ấu của hai nhà kịch nghệ nổi tiếng đã khơi nguồn cho sự sáng tạo này.


Câu 4

Bài tập 4 (trang 80, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):

Cách thu hút và khích lệ người đọc tìm hiểu cuốn sách trong lời giới thiệu có điểm gì đáng chú ý?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản để chỉ ra điểm đáng chú ý.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách thu hút và khích lệ người đọc tìm hiểu cuốn sách trong lời giới thiệu khiến cho người đọc cảm thấy tò mò và thôi thúc muốn cầm trên tay cuốn sách để khám phá những cuộc phiêu lưu diệu kỳ của nhóc Ni-cô-la.


Câu 5

Bài tập 5 (trang 80, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):

Tìm đọc một cuốn sách có liên quan đến một chủ đề hoặc thuộc một thể loại trong bài học của Ngữ văn 8 và viết lời giới thiệu cuốn sách đó (khoảng 8 – 10 câu).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tìm đọc một cuốn sách và viết đoạn văn giới thiệu cuốn sách.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cuốn sách “Tuổi thơ dữ dội” kể về cuộc đời chiến đấu hoàn toàn có thật của những chiến sĩ thuộc tổ trinh sát Trung Đoàn Trần Cao Vân, những chú bé chỉ mới trạc 13, 14 tuổi đời. Sách được chia làm 8 phần, mỗi phần lại là một câu chuyện, kể về những người lính nhỏ tuổi khác nhau. Với tôi “Tuổi thơ dữ dội” là ước mơ, là bản thiên anh hùng ca và là khúc bi tráng của lớp trẻ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập. Những cái tên như Lượm, Mừng, Quỳnh … những nhân vật thật đã đi vào lịch sử trở nên quen thuộc và gần gũi hơn bao giờ hết. Chiến tranh khi nào cũng vậy, bi thương, đầy máu và nước mắt nhưng đôi lúc, dựa theo những dòng văn cảm xúc dạt dào, đầy hồn nhiên và giản dị như chính các bạn thiếu niên trong truyện, người đọc lại khẽ bật cười, khúc khích với những câu nói đùa vô tư, những cách suy nghĩ trẻ con vui đến lạ mà tác giả đã khéo léo đưa vào câu chuyện. Cười thì cười thật đấy nhưng chính chúng ta vẫn cảm thấy nhói đau, cay cay khóe mắt vì ẩn sâu bên trong những mẩu chuyện ngộ nghĩnh ấy, lại là sự thật bi thương đến đau lòng.