Câu 1
Câu 1 trang 47, VTH Văn 8 tập 1
Vấn đề trong đời sống (ý thức trách nhiệm với cộng đồng) được nêu để thảo luận cần phù hợp với lứa tuổi học sinh vì:…
Nhớ lại hướng dẫn quy trình thảo luận
Vấn đề trong đời sống (ý thức trách nhiệm với cộng đồng) được nêu để thảo luận cần phù hợp với lứa tuổi học sinh vì đây là vấn đề được đưa vào thảo luận trong lớp học.
Câu 2
Câu 2 trang 47, VTH Văn 8 tập 1
Việc thảo luận về vấn đề ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh nhằm mục đích:…
Nhớ lại hướng dẫn quy trình thảo luận
Mục đích: để những người tham gia thảo luận cùng hiểu đúng bản chất của vấn đề, tạo được sự đồng thuận, từ đó có thái độ và hành động phù hợp.
Câu 3
Câu 3 trang 48, VTH Văn 8 tập 1
Những việc cần thực hiện khi chuẩn bị cho cuộc thảo luận về vấn đề ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh:…
Nhớ lại hướng dẫn quy trình thảo luận
- Từng thành viên trong lớp cần nêu vấn đề theo góc nhìn của mình, tập thể lớp trao đổi, thống nhất chọn một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi, được nhiều quan tâm làm đề tài cho cuộc thảo luận.
- Sau khi thống nhất đề tài, mỗi cá nhân tự tìm hiểu, tham khảo thêm những tài liệu có liên quan, ghi chép nhanh các ý nảy sinh trong quá trình suy nghĩ để chuẩn bị phát biểu ý kiến cá nhân
- Lớp cử một người điều hành thảo luận đảm nhận việc sắp xếp, giới thiệu tuần tự các ý kiến, định hướng vào trọng tâm đề tài, kiểm soát thời gian phát biểu ý kiến của từng người; tổ chức đánh giá, tổng kết cuộc thảo luận
- Cử một thư kí ghi chép các ý kiến trong cuộc thảo luận
Câu 4
Câu 4 trang 48, VTH Văn 8 tập 1
Advertisements (Quảng cáo)
Cách thức tiến hành thảo luận về vấn đề ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh:…
Nhớ lại hướng dẫn quy trình thảo luận
Cách thức tiến hành thảo luận về vấn đề ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh:
- Người điều hành nhắc lại đề tài, nêu định hướng và mục đích thảo luận
- Theo định hướng của người điều hành, các thành viên trong lớp lần lượt phát biểu ý kiến. Ý kiến cần tập trung vào trọng tâm vấn đề, phân tích từng khía cạnh, có lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người nghe
- Người phát biểu sau có thể bàn luận về vấn đề theo góc nhìn riêng, tán thành hay phản đối ý kiến của người phát biểu trước, trên cơ sở đó, khẳng định quan điểm của mình.
- Các thành viên tham gia thảo luận cần nắm được nội dung chính mà nhóm đã trao đổi và trình bày lại được nội dung các ý kiến đó
- Thư kí ghi chép các ý kiến, người điều hành dựa vào đó tổng hợp, kết luận về vấn đề. Tùy thực tế cuộc thảo luận, người điều hành có thể khẳng định sự đồng thuận của các ý kiến hoặc khái quát các nhóm ý kiến khác nhau. Mục đích cuối cùng là để mọi người hiểu sâu sắc hơn về bản chất của vấn đề và có thái độ, hành động phù hợp.
Câu 5
Câu 5 trang 48, VTH Văn 8 tập 1
Em tự rà soát, đánh giá để rút kinh nghiệm sau khi thảo luận:
Nội dung rà soát |
Mức độ đáp ứng |
Điều chỉnh (nếu cần) |
Nhớ lại hướng dẫn quy trình thảo luận
Gợi ý:
Sau khi thảo luận, cả lớp cần tập trung trao đổi về một số khía cạnh:
- Vấn đề đời sống được thảo luận thực sự có ý nghĩa không, có tác động gì đến nhận thức của bản thân?
- Các ý kiến phát biểu đã tập trung vào trọng tâm của vấn đề chưa, có tác dụng làm sáng tỏ vấn đề như thế nào?
- Các thành viên tương tác với nhau ở mức độ nào, có thể hiện thái độ tôn trọng, học hỏi nhau trong thảo luận không?
- Người điều hành và thư kí đã thể hiện đúng vai trò của mình chưa?