Trang chủ Lớp 8 Vở thực hành Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) Câu 6 trang 23 Vở thực hành Văn 8 tập 2: Cảm...

Câu 6 trang 23 Vở thực hành Văn 8 tập 2: Cảm nghĩ về hình ảnh người lính được khắc họa trong đoạn thơ từ Ruộngnương anh gửi bạn thân cày đến Thương nhau tay nắm...

Đọc kĩ bài thơ để nhận xét về cảm nghĩ của hình ảnh người lính được khắc họa trong đoạn. Hướng dẫn Câu 6 trang 23, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai - Đồng chí.

Câu hỏi/bài tập:

Cảm nghĩ về hình ảnh người lính được khắc họa trong đoạn thơ từ Ruộngnương anh gửi bạn thân cày đến Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ bài thơ để nhận xét về cảm nghĩ của hình ảnh người lính được khắc họa trong đoạn thơ.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Hình ảnh người lính được khắc họa trong đoạn thơ từ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày đến Thương nhau tay nắm lấy bàn tay:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Advertisements (Quảng cáo)

→ Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng mình những gì thương quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa... Từ “mặc kệ” cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính. Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương, ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy những hình ảnh thân thuộc nơi quê nhà xa xôi.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

- Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống Pháp hiện lên thật cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày... Sự từng trải của đời người lính đã cho Chính Hữu “biết” được sự khổ sở khi bị những cơn sốt rét rừng hành hạ: người nóng sốt hầm hập đến ướt cả mồ hôi mà vẫn cứ ớn lạnh đến run người. Và nếu không có sự từng trải ấy cũng không thể nào biết được cái cảm giác của “miệng cười buốt giá”: trời buốt giá, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt ra chảy cả máu. Thế nhưng những ngườí lính vẫn cười trong gian lao, bởi có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở “chân không giày” và thời tiết “buốt giá”. Trong đoạn “anh” và “tôi” luôn đi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ, khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau. Cấu trúc ấy đã diễn tả gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội.