Trang chủ Lớp 9 Giáo dục công dân 9 - Cánh diều Em hãy cho biết trong mỗi trường hợp trên, hành vi tiêu...

Em hãy cho biết trong mỗi trường hợp trên, hành vi tiêu dùng nào phù hợp, hành vi tiêu dùng nào không phù hợp. Vì sao?...

Em đọc kĩ các tình huống và đưa ra nhận xét của bản thân. Vận dụng kiến thức giải Câu hỏi Khám phá 1 trang 46 SGK Giáo dục công dân (GDCD) lớp 9 Cánh diều - Bài 8. Tiêu dùng thông minh.

Câu hỏi/bài tập:

Em hãy đọc trường hợp, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1

Bạn H rủ T đến một cửa hàng bán dụng cụ thể thao trên phố để mua vợt cầu lông. Sau khi nghe người bán hàng tư vấn, T khuyên H không nên mua vì thấy vợt cầu lông ở đây khá đắt mà không đảm bảo chất lượng. Hơn nữa, T còn biết một số bạn trong lớp cũng mua vợt cầu lông ở đây nhưng đều nhận xét vợt nhanh hỏng. Nghe T nói, H hơi phân vân nhưng vì đang thích có vợt cầu lông để dùng ngay nên H vẫn quyết định mua.

Trường hợp 2

Chị Tâm có thói quen xây dựng kế hoạch chi tiêu cá nhân, trong đó xác định rõ các mặt hàng thiết yếu, không thiết yếu. Trước khi mua sắm, chị thường tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm. Nhờ đó, chị luôn chủ động thực hiện mục tiêu tài chính cá nhân của mình.

Trường hợp 3

Chủ nhật hằng tuần, Lâm và mẹ thường cùng nhau đi siêu thị để mua sắm đồ dùng cho tuần sắp tới. Siêu thị thường xuyên có các chương trình khuyến mại. Lâm cho rằng, sản phẩm nào khuyến mại thì mua thật nhiều sẽ tiết kiệm hơn. Mẹ khuyên Lâm nên cân nhắc khi mua hàng khuyến mại, chỉ nên mua những thứ cần thiết, vẫn còn hạn sử dụng dài.

a. Em hãy cho biết trong mỗi trường hợp trên, hành vi tiêu dùng nào phù hợp, hành vi tiêu dùng nào không phù hợp. Vì sao?

b. Theo em, trong các trường hợp trên, ai là người tiêu dùng thông minh? Vì sao?

c. Theo em, việc tiêu dùng thông minh sẽ mang lại những lợi ích nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kỹ các tình huống và đưa ra nhận xét của bản thân

Answer - Lời giải/Đáp án

a.

Trường hợp 1: H quyết định mua vợt cầu lông mặc dù T khuyên không nên mua vì giá đắt và chất lượng không đảm bảo

=> Hành vi tiêu dùng không phù hợp. Vì H không cân nhắc kỹ lưỡng về chất lượng sản phẩm và kinh nghiệm từ bạn bè, dẫn đến việc có thể mua phải sản phẩm kém chất lượng với giá cao.

Trường hợp 2: Chị Tâm xây dựng kế hoạch chi tiêu cá nhân, xác định rõ các mặt hàng thiết yếu và không thiết yếu, và tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm trước khi mua.

=> Hành vi phù hợp. Vì chị Tâm có kế hoạch chi tiêu rõ ràng và tìm hiểu kỹ trước khi mua, giúp chị chủ động trong tài chính cá nhân và tránh mua sắm lãng phí.

Trường hợp 3: Mẹ Lâm khuyên nên cân nhắc khi mua hàng khuyến mại, chỉ mua những thứ cần thiết và còn hạn sử dụng dài.

=> Hành vi phù hợp. Vì mẹ Lâm có tư duy mua sắm hợp lí, tránh mua hàng khuyến mại không cần thiết và không sử dụng hết trước khi hết hạn.

b. Chị Tâm (trường hợp 2) và mẹ Lâm (trường hợp 3) là những người tiêu dùng thông minh. Vì họ đều có kế hoạch chi tiêu hợp lí, tìm hiểu kỹ trước khi mua và chỉ mua những gì thực sự cần thiết, tránh lãng phí và bảo đảm chất lượng sản phẩm

c. Lợi ích của việc tiêu dùng thông minh

- Giúp giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa nguồn tài chính.

- Tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng.

- Giúp người tiêu dùng chủ động trong việc kiểm soát và lập kế hoạch tài chính.

- Giảm thiểu lượng rác thải từ việc mua sắm không cần thiết, bảo vệ môi trường sống.