Trang chủ Lớp 9 Giáo dục công dân 9 - Kết nối tri thức Câu hỏi Luyện tập 1 trang 22 GDCD 9 Kết nối tri...

Câu hỏi Luyện tập 1 trang 22 GDCD 9 Kết nối tri thức: Trong các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ dưới đây, câu nào nói về sự khách quan, công bằng?...

Em đọc kĩ các câu ca dao và giải thích lí do. Vận dụng kiến thức giải Câu hỏi Luyện tập 1 trang 22 SGK Giáo dục công dân (GDCD) lớp 9 Kết nối tri thức - Bài 4. Khách quan và công bằng.

Trong các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ dưới đây, câu nào nói về sự khách quan, công bằng? Câu nào nói về sự thiếu khách quan, công bằng? Vì sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ các câu ca dao và giải thích lí do.

Có thể tham khảo tại: https://baitapsgk.com/ca-dao-tuc-ngu-c1412.html

https://baitapsgk.com/thanh-ngu-viet-nam-c1411.html

Answer - Lời giải/Đáp án

Câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ

Khách quan, công bằng

Thiếu khách quan, công bằng

Giải thích

a. Nói có sách, mách có chứng

x

Nghĩa: nói gì cũng phải có cơ sở, bằng chứng hợp lí

Thể hiện thái độ khách quan, công bằng

b. Yêu nhau củ ấu cũng tròn

Ghét nhau thì quả bồ hòn cũng vuông

x

Nghĩa: yêu nhau thì sẽ thấy toàn những điều tốt đẹp. Ngược lại, đã ghét nhau thì sẽ không bao giờ thừa nhận điểm tốt của nhau

Advertisements (Quảng cáo)

Thể hiện sự thiếu công bằng, để tình cảm cá nhân xen vào khi đánh giá người khác

c. Nhất bên trọng nhất bên khinh

x

Nghĩa: một bên xem trọng, một bên khinh thường

Phê phán thái độ thiên vị, thiếu công bằng

d. Quân pháp bất vị thân

x

Nghĩa: pháp luật không vì mối quan hệ thân thiết hay tình cảm

Đề cao sự công bằng, bình đẳng trong xã hội

e. Ăn cho đều, kêu cho sòng

x

Nghĩa: mọi người cùng góp tiếng nói, cùng chung tay làm việc một cách đồng đều

Khuyên nhủ cần phải công bằng, sòng phẳng trong công việc cũng như hưởng thụ thành quả

g. Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu

x

Nghĩa: khẳng định nguyên tắc công bằng, minh bạch trong đánh giá, xử lý mọi việc

Advertisements (Quảng cáo)