15.1
Kim loại có thể kéo dài thanh sợi, dễ dát mỏng hoặc uốn cong do có
A. Tính dẫn điện B. ánh kim
C. tính dẻo D. tính dẫn nhiệt
Dựa vào tính chất vật lý chung của kim loại
Do có tính dẻo nên kim loại có thể kéo dài thanh sợi, dễ dát mỏng hoặc uốn cong.
Đáp án C
15.2
Hai thanh kim loại nào sau đây thường được sử dụng làm dây dẫn điện?
A. Sắt, vàng B. Nhôm, chì
C. Nhôm, bạc D. Nhôm, đồng
Dựa vào tính chất vật lý chung của kim loại.
Nhôm, đồng được sử dụng làm dây dẫn điện
Đáp án D
15.3
Ở điều kiện thường, dãy các kim loại nào sau đây có khả năng dẫn điện giảm dần theo chiều từ trái qua phải?
A. Ag, Cu, Fe, Al, Au B. Ag, Cu, Au, Al, Fe
C. Au, Ag, Cu, Al, Fe D. Al, Cu, Fe, Au, Ag.
Dựa vào tính chất vật lý chung của kim loại.
Au, Ag, Cu, Al, Fe
Đáp án C
15.4
Vẻ sáng lấp lánh của các kim loại ở điều kiện thường được gọi là
A. tính dẫn điện. B. ánh kim
C. tính dẫn nhiệt D. tính dẻo
Dựa vào tính chất vật lý chung của kim loại.
Vẻ sáng lấp lánh của các kim loại ở điều kiện thường được gọi là ánh kim.
Đáp án B
15.5
Tungsten (W) được dùng để làm sợi đốt bóng đèn là do kim loại này có tính chất vật lý đặc trưng là
A. độ cứng cao B. nhiệt độ nóng chảy cao
C. tính dẫn nhiệt D. dẫn điện tốt
Dựa vào tính chất vật lý chung của kim loại
W có nhiệt độ nóng chảy cao.
Đáp án B
15.6
Kim loại nào là chất lỏng ở điều kiện thường, có màu trắng bạc, thường được dùng trong nhiệt kế, áp kế?
A. Bạc B. Nhôm C. Thủy ngân D. Đồng
Dựa vào tính chất vật lý của kim loại
Thủy ngân được dùng trong nhiệt kế, áp kế.
Đáp án C
15.7
Nhôm là kim loại được dùng để chế tạo dụng cụ nhà bếp (nồi, xoong, ấm, chảo,…). Có ứng dụng này là do nhôm bền, không độc và có tính chất vật lý ưu việt là
A. dẫn điện tốt B. mềm, dẻo
C. có ánh kim D. dẫn nhiệt tốt
Dựa vào tính chất vật lý chung của kim loại
Nhôm có tính dẫn nhiệt tốt.
Đáp án D
15.8
Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất trong các kim loại, thường dùng để chế tạo hợp kim không gỉ, có độ bền cơ học cao?
A. Chromium B. Nhôm
C. Sắt D. Đồng
Dựa vào tính chất vật lý của kim loại
Advertisements (Quảng cáo)
Chromium có độ cứng cao nhất.
Đáp án A
15.9
Ở điều kiện thường, cho biết: Khối lượng riêng của nước là 1,00 g/cm3. Khối lượng riêng của các kim loại K, Na, Mg, Fe lần lượt là 0,86 g/cm3; 0,97 g/cm3; 1,74 g/cm3; 7,90 g/cm3. Khi cho từng mẩu kim loại trên vào nước, số kim loại nổi trên nước là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Dựa vào khối lượng riêng của nước và các kim loại.
K, Na có khối lượng riêng thấp hơn nước nên nổi trên nước.
Đáp án B
15.10
Cặp kim loại nào sau đây đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?
A. Na, Al B. Al, Cu
C. K, Na D. Mg, K
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại
K, Na phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.
Đáp án C
15.11
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Zn vào dung dịch H2SO4.
(2) Cho Ag vào dung dịch H2SO4.
(3) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
(4) Cho Cu vào dung dịch FeSO4.
a) Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
b) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại
a) (1), (3) có xảy ra phản ứng
b) Zn + H2SO4 \( \to \)ZnSO4 + H2
Fe + CuSO4 \( \to \)FeSO4 + Cu.
15.12
Chọn các chất thích hợp để điền vào dấu ? và hoàn thành các phương trình hóa học sau:
a) ? + HCl\( \to \) ZnCl2 + H2
b) ? + CuSO4\( \to \)FeSO4 + Cu
c) ? + O2\( \to \)CuO
d) S + ? FeS
e) Zn + ? ZnO + H2
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.
a) Zn
b) Fe
c) Cu
d) Fe
e) H2O.
15.13
Quan sát hình 15.1, mô tả các hiện tượng thí nghiệm. Rút ra nhận xét về khả năng phản ứng của kim loại với các dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng,…) và sắp xếp khả năng phản ứng theo chiều giảm dần.
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại
Na > Mg > Fe > Pb > Cu.
15.14
Hình 15.2 mô tả thí nghiệm điều chế và thu khí H2 bằng phương pháp đẩy không khí.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra
b) Vì sao để thu khí H2 bằng cách đẩy không khí ta phải úp ngược ống nghiệm?
Ngoài cách trên, còn cách thu khí H2 nào khác không? Nêu và giải thích cách thu đó (nếu có).
Dựa vào tính chất hóa học và tỉ khối.
a) Zn + 2HCl \( \to \)ZnCl2 + H2
b) Vì H2 nhẹ hơn không khí nên phải úp ngược ống nghiệm
Có thể thu khí H2 bằng phương pháp đẩy nước. Đặt úp ống nghiệm vào chậu đựng nước rồi cho ống dẫn khí vào.