Trang chủ Lớp 9 SBT Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều Bài 2.14 SBT Khoa học tự nhiên 9 – Cánh diều: Hình...

Bài 2.14 SBT Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều: Hình 2.6 mô tả thí nghiệm với qua cầu A, máng nghiêng và khối gỗ B...

Vận dụng kiến thức về cơ năng. Trả lời Bài 2.14 - Bài 2. Cơ năng trang 8, 9, 10 - SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Hình 2.6 mô tả thí nghiệm với qua cầu A, máng nghiêng và khối gỗ B.

a) So sánh quãng đường dịch chuyển của khối gỗ B trong hai trường hợp hình 2.60 và hình 2.6b. Giải thích về sự khác biệt này.

b) Thay quả cầu A bằng quả cầu A (quả cầu A có khối lượng lớn hơn quả cầu A) và lặp lại thí nghiệm. Dự đoán và giải thích kết quả thí nghiệm đó.

Advertisements (Quảng cáo)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về cơ năng

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Khi ở vị trí (2), quả cầu A có thế năng trọng trường lớn hơn vị trí (1). Do đó, khi lăn xuống chân mảng nghiêng, động năng của quả cầu A lớn hơn và có khả năng sinh công lớn hơn khi va chạm với khối gỗ B. Kết quả là ở trường hợp hình 2.6b, khối gỗ B dịch chuyển đoạn đường dài hơn trường hợp hình 2.6a.

b) Nếu thay quả cầu A bằng quả cầu A’ có khối lượng lớn hơn, thế năng trọng trường của quả cầu A’ ở vị trí (2) lớn hơn quả cầu A. Do đó, khi lăn xuống chân máng nghiêng, động năng của quả cầu A’lớn hơn quả cầu A nên có khả năng sinh công lớn hơn khi va chạm với khối gỗ B, làm khối gỗ B dịch chuyển đoạn đường dài hơn hai trường hợp hình 2.6a và hình 2.6b.

Advertisements (Quảng cáo)