Trang chủ Lớp 9 SBT Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều Bài 7 SBT Khoa học tự nhiên 9 – Cánh diều: Nhà...

Bài 7 SBT Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều: Nhà bác học Georg Simon Ohm người Đức, khi nghiên cứu về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I qua một mạch điện...

Vận dụng kiến thức về khoa học tự nhiên. Giải và trình bày phương pháp giải Bài 7 - Bài mở đầu. Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn khoa học tự nhiên 9 trang 3, 4, 5 - SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Nhà bác học Georg Simon Ohm người Đức, khi nghiên cứu về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I qua một mạch điện vào hiệu điện thế U đặt vào hai đầu

mạch và điện trở R của mạch đã tìm ra định luật với biểu thức: \(I = \frac{U}{R}\)

Nhà bác học đã thực hiện một quy trình nghiên cứu khoa học. Em hãy đóng vai là nhà bác học để thực hiện nghiên cứu này và cho biết:

a) Tên đề tài nghiên cứu.

c) Câu hỏi nghiên cứu.

d) Một giả thuyết cho nghiên cứu.

e) Tên các dụng cụ cần dùng làm thí nghiệm để nghiên cứu.

g) Sơ đồ mạch điện để lắp đặt các dụng cụ thí nghiệm.

h) Các bước làm thí nghiệm và lập bảng số liệu để ghi kết quả thí nghiệm.

i) Cách xử lý số liệu thu thập được để kiểm tra giả thuyết đã nêu.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về khoa học tự nhiên

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch điện.

b) Thực hiện thí nghiệm tìm hiểu mối quan hệ của cường độ dòng điện qua mạch điện vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch đó và vào điện trở R của mạch. c) Làm thế nào để tìm được mối liên hệ của cường độ dòng điện qua mạch điện với hiệu điện thế đặt vào hai đầu của một đoạn mạch điện và điện trở R của mạch điện?

d) Cường độ dòng điện qua mạch điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch đó và phụ thuộc vào điện trở R của mạch điện đó.

e) Dụng cụ thí nghiệm gồm: nguồn điện có các nấc để thay đổi được hiệu điện thế (hoặc một số pin và đế lắp pin); một số dây điện trở có thể ghép với nhau; các dây nối; công tắc; ampe kế; vôn kế.

g) Sơ đồ mạch điện có thể được bố trí như hình 1.

h) Thí nghiệm 1: Cố định dây điện trở, tìm mối quan hệ I và U

– Chọn một dây điện trở và mắc mạch điện như hình 1.

– Điều chỉnh hiệu điện thế nguồn để có các giá trị U1, U2, U3, ... và đo các giá trị cường độ dòng điện tương ứng. Ghi kết quả vào bảng số liệu.

U

U1

U2

U3

...

I

Advertisements (Quảng cáo)

I1

I2

I3

...

\(\frac{I}{U}\)

Thí nghiệm 2: Cổ định hiệu điện thế U, thay các dây điện trở khác, tìm mối quan hệ I và U.

– Chọn một số dây điện trở R1, R2, R3 và lần lượt mắc mạch điện như hình 1.

– Điều chỉnh hiệu điện thế nguồn để có một giá trị hiệu điện thế U xác định và đo các giá trị cường độ dòng điện tương ứng. Ghi kết quả vào bảng số liệu.

R

R1

R2

R3

...

I

I1

I2

I3

...

\(\frac{I}{U}\)

i) Với thí nghiệm 1, xét tỉ số \(\frac{I}{U}\) nếu là hằng số, chứng tỏ I tỉ lệ thuận với U.

Với thí nghiệm 2, so sánh tỉ số \(\frac{I}{U}\) để xem với cùng một giá trị U thì I phụ thuộc vào dây dẫn như thế nào. Dựa vào đó, nêu ra đặc điểm của mạch điện về khả năng cho hoặc ngăn cản dòng điện qua mạch điện.

Advertisements (Quảng cáo)