Trang chủ Lớp 9 SBT Khoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo Bài 1. Sử dụng một số dụng cụ và hóa chất. Thuyết...

Bài 1. Sử dụng một số dụng cụ và hóa chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học trang 5 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo: Dụng cụ nào sau đây được dùng để đựng hoá...

Vận dụng kiến thức về khoa học xã hội. Lời Giải 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.7, 1.8, 1.9, 1.10 - Bài 1. Sử dụng một số dụng cụ và hóa chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học trang 5 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo - Mở đầu. Dụng cụ nào sau đây được dùng để đựng hoá chất lỏng phục vụ việc thực hành thí nghiệm?...

1.1

Dụng cụ nào sau đây được dùng để đựng hoá chất lỏng phục vụ việc thực hành thí nghiệm?

A. Ống nghiệm.

B. Ống nhỏ giọt.

C. Muỗng sắt.

D. Đũa thuỷ tinh.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về khoa học xã hội

Answer - Lời giải/Đáp án

Ống nghiệm được dùng để đựng hoá chất lỏng phục vụ việc thực hành thí nghiệm

Đáp án: A


1.2

Trong môn Khoa học tự nhiên 9, dụng cụ nào sau đây được dùng để thực hiện thí nghiệm tán sắc ánh sáng?

A. Kính lúp.

B. Thấu kính hội tụ.

C. Lăng kính.

D. Thấu kính phân kì.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về khoa học xã hội

Answer - Lời giải/Đáp án

Lăng kính được dùng để thực hiện thí nghiệm tán sắc ánh sáng

Đáp án: C


1.3

Khi cầm vào thấu kính nào sau đây ta thấy phần rìa kính mỏng hơn phần giữa của kính?

A. Kính lúp.

B. Thấu kính hội tụ.

C. Lăng kính.

D. Thấu kính phân kì.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về thấu kính

Answer - Lời giải/Đáp án

Thấu kính hội tụ có phần rìa kính mỏng hơn phần giữa của kính

Đáp án: B


1.4

Em hãy cho biết một bài báo cáo khoa học gồm những nội dung nào.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về khoa học xã hội

Answer - Lời giải/Đáp án

Một bài báo cáo khoa học gồm những nội dung:

1. Tiêu đề

2. Mục tiêu

3. Giả thuyết khoa học

4. Thiết bị và vật liệu

5. Phương pháp thực hiện

6. Kết quả và thảo luận

7. Kết luận


1.5

Có ý kiến cho rằng: “Việc trình bày báo cáo khoa học rất dễ, ai cũng có thể thực hiện tốt”. Theo em, ý kiến này có đúng hoàn toàn không? Vì sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về khoa học xã hội

Answer - Lời giải/Đáp án

Ý kiến này chưa đúng vì khi trình bày báo cáo ngoại trừ việc nắm chắc vấn đề tiếng còn cần khả năng thuyết trình trước đám đông. Tùy vào năng khiếu hay sở trường của mỗi cá nhân mà việc thuyết trình có thể dễ dàng hay khó khăn cho việc thực hiện.


1.6

Để có một bài thuyết trình tốt, chúng ta cần phải làm gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

Vận dụng kiến thức về khoa học xã hội

Answer - Lời giải/Đáp án

Để thuyết trình tốt, ta cần phải có sự chuẩn bị trước về nội dung báo cáo cùng với cách trình bày sao cho đầy đủ nhưng ngắn gọn và thu hút đám đông.


1.7

Vì sao báo cáo khoa học là một phần quan trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về khoa học xã hội

Answer - Lời giải/Đáp án

Báo cáo khoa học nhằm báo cáo kết quả một công trình nghiên cứu, có thể triển có nhiều phát hiện mới phục vụ cho những định hướng, nghiên cứu mới trong tương lai. Các nhà khoa học sẽ căn cứ vào những kết quả đã được công bố làm cơ sở để nghiên cứu hay phát minh ra những sản phẩm mới phục vụ cho đời sống và sản xuất.


1.8

Một bạn học sinh cho rằng:“Trong bài báo cáo khoa học, mục đích nghiên cứu được xem là nội dung chính của quá trình nghiên cứu”. Theo em, bạn học sinh đó phát biểu như thế đúng hay sai? Vì sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về khoa học xã hội

Answer - Lời giải/Đáp án

Bạn học sinh đó phát biểu chưa đúng vì mục đích nghiên cứu chỉ nêu lên được việc các nhà khoa học mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu việc gì, cái gì, ... chứ chưa có ý nghĩa thực tiễn về việc họ đã làm được cái gì, đạt được kết quả gì. Chính vì thế, phần kết quả và quan sát mới là nội dung chính của báo cáo khoa học.


1.9

Bạn Minh nhận thấy rằng tim mình đập nhanh hơn sau khi đạp xe đến trường. Minh muốn biết những gì đã xảy ra với nhịp tim của mình trước, trong và sau khi tập thể dục.

Em hãy thiết kế một thí nghiệm và viết thành một báo cáo khoa học để kiểm tra theo các trường hợp:

a) khi không tập thể dục;

b) khi đi bộ;

c) khi tập thể dục (chạy bộ hoặc hít đất).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về khoa học xã hội

Answer - Lời giải/Đáp án

1. Mục tiêu:

– Đo và so sánh nhịp tim của Minh trong các hoạt động khác nhau: nghỉ ngơi, đi bộ và tập thể dục cường độ cao.

– Tìm hiểu sự thay đổi của nhịp tim trước, trong và sau khi tập luyện.

2. Dụng cụ:

– Đồng hồ bấm giây

– Máy đo nhịp tim (hoặc ứng dụng đo nhịp tim trên điện thoại thông minh)

3. Phương pháp tiến hành:

Bước 1: Chuẩn bị

– Chọn một địa điểm yên tĩnh để thực hiện thí nghiệm.

– Kiểm tra và đảm bảo máy đo nhịp tim hoạt động tốt.

Bước 2: Tiến hành thí nghiệm

– Trường hợp a: Khi không tập thể dục:

+ Minh ngồi nghỉ ngơi trong 5 phút.

+ Đo nhịp tim trong 1 phút và ghi kết quả.

– Trường hợp b: Khi đi bộ:

+ Minh đi bộ với tốc độ vừa phải trong 10 phút.

+ Đo nhịp tim ngay sau khi kết thúc 10 phút đi bộ và ghi kết quả.

+ Nghỉ ngơi 5 phút và đo lại nhịp tim.

– Trường hợp c: Khi tập thể dục cường độ cao:

+ Minh chạy bộ hoặc hít đất trong 5 phút với cường độ cao nhất có thể.

+ Đo nhịp tim ngay sau khi kết thúc 5 phút tập luyện và ghi kết quả.

+ Nghỉ ngơi 5 phút và đo lại nhịp tim.

Bước 3: Ghi chép kết quả


1.10

Khi nghiên cứu về tỉ lệ oxygen trong không khí, bạn Vinh đã làm thí nghiệm và ghi kết quả đo được lượng oxygen là 18% vào báo cáo. Điều này khác với lý thuyết đã học, do đó Vinh đã tìm hiểu lý do là điều kiện thí nghiệm của mình khác với trong phòng thí nghiệm chuẩn kèm theo các minh chứng cụ thể vào báo cáo của mình.

Theo em, bài báo cáo này của bạn Vinh có phù hợp và đảm bảo tính khoa học không? Vì sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về khoa học xã hội

Answer - Lời giải/Đáp án

Bài báo cáo này của bạn Vinh phù hợp và đảm bảo tính khoa học vì bạn Vinh đã trung thực trong việc nghiên cứu với kết quả đo đạc từ thí nghiệm do mình thực hiện.

Từ kết quả thí nghiệm không như lý thuyết, bạn Vinh đã tìm hiểu và giải thích rõ được sự khác biệt đó vào báo cáo. Điều này càng làm tăng độ tin cậy và sự thuyết phục người đọc cho sự khác biệt giữa thực tế và lý thuyết.

Advertisements (Quảng cáo)