Trang chủ Lớp 9 SBT Khoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo Chuẩn bị: một cốc thuỷ tinh trong suốt, bình chứa nước lọc,...

Chuẩn bị: một cốc thuỷ tinh trong suốt, bình chứa nước lọc, một tấm bìa thứ nhất có vẽ một mũi tên hướng sang trái (hoặc sang phải)...

Vận dụng kiến thức về sự khúc xạ ánh sáng. Gợi ý giải Bài 4.10 - Bài 4. Khúc xạ ánh sáng trang 11, 12, 13 - SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Chuẩn bị: một cốc thuỷ tinh trong suốt, bình chứa nước lọc, một tấm bìa thứ nhất có vẽ một mũi tên hướng sang trái (hoặc sang phải), một tấm bìa thứ hai có vẽ một vòng tròn nhỏ (đường kính khoảng 3 cm) có một nửa tô màu đen.

Thí nghiệm 1:

– Đặt tờ giấy có vẽ mũi tên phía sau cốc thuỷ tinh, cách cốc khoảng 10 cm.

– Đổ nước từ từ vào gần đầy cốc. Quan sát chiều mũi tên qua cốc thuỷ tinh.

Thí nghiệm 2:

– Đặt tờ giấy có hai nửa hình tròn tô màu khác nhau phía sau cốc thuỷ tinh và cách cốc khoảng 10 cm.

– Đổ nước từ từ vào gần đầy cốc. Quan sát hai nửa hình tròn qua cốc thuỷ tinh.

a) Mô tả hiện tượng quan sát được.

Advertisements (Quảng cáo)

b) Giải thích hiện tượng quan sát được.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về sự khúc xạ ánh sáng

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Nhìn qua cốc thuỷ tinh, ta thấy:

– Mũi tên bị đảo chiều so với trước khi đổ nước vào cốc.

– Hai nửa hình tròn (trắng, đen) bị đảo vị trí cho nhau.

b) Ánh sáng từ hình vẽ trên tấm bìa truyền đến mắt ta bị khúc xạ nhiều lần: từ không khí đi vào thuỷ tinh, từ thuỷ tinh đi vào trong nước, rồi từ nước đi sang thuỷ tinh, từ thuỷ tinh ló ra không khí và truyền đến mắt ta. Kết quả của những lần khúc xạ này là ảnh quan sát được bị đảo chiều trái phải.

Advertisements (Quảng cáo)