Trang chủ Lớp 9 SBT Khoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo Môi trường nào (X hay không khí) có chiết suất lớn hơn?

Môi trường nào (X hay không khí) có chiết suất lớn hơn?...

Vận dụng kiến thức về hiện tượng phản xạ toàn phần. Phân tích, đưa ra lời giải Bài 6.8 - Bài 6. Phản xạ toàn phần trang 16, 17, 18 - SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Một học sinh làm thí nghiệm khảo sát hiện tượng phản xạ toàn phần bằng cách: lần lượt chiếu các tia sáng 1, 2 và 3 tới mặt phân cách giữa không khí và mặt cong của bản bán trụ làm bằng vật liệu X. Kết quả quan sát trong thí nghiệm được hiển thị trong hình dưới đây.

a) Giải thích hiện tượng xảy ra với tia sáng 3.

b) Môi trường nào (X hay không khí) có chiết suất lớn hơn?

c) Môi trường nào (X hay không khí) có tốc độ truyền ánh sáng lớn hơn?

Advertisements (Quảng cáo)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về hiện tượng phản xạ toàn phần

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Tia sáng đi từ môi trường X đến mặt phân cách với không khí, tia sáng 3 có góc tới lớn hơn góc tới hạn nên bị phản xạ trở lại môi trường X. Tia sáng 3 bị phản xạ toàn phần.

b) Môi trường X có chiết suất lớn hơn không khí, vì tia sáng có thể bị phản xạ toàn phần khi truyền từ môi trường X sang không khí.

c) Môi trường X có tốc độ truyền ánh sáng nhỏ hơn tốc độ ánh sáng trong không khí.