Câu hỏi 1
Chia sẻ những việc em đã làm để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình.
Học sinh tự chia sẻ
Những việc em đã làm để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình:
- Chủ động chăm sóc, động viên, giúp đỡ khi người thân bị ốm, mệt.
- Cùng các thành viên trong gia đình dọn dẹp nhà cửa vào ngày nghỉ, dịp lễ tết.
- Chia sẻ những câu chuyện vui, buồn, kết quả học tập của em ở trường, lớp.
- Cùng anh chị em trong gia đình chia sẻ công việc nhà giúp đỡ bố mẹ.
- …………..
Câu hỏi 2
Trao đổi về cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình.
Trao đổi với thầy cô, bạn bè,...
Cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình:
- Thường xuyên trò chuyện, chia sẻ cùng nhau
- Kể những câu chuyện vui, hài hước cho nhau nghe.
- Lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với các thành viên trong gia đình.
- Chăm sóc, động viên nhau khi ốm đau cũng như khi gặp khó khăn.
- Cùng nhau thực hiện các công việc trong gia đình.
- Cùng nhau đi chơi.
Câu hỏi 3
Tham gia tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thanh viên xây dựng gia đình hạnh phúc và chia sẻ kết quả.
Tham gia tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình.
Học sinh tự chia sẻ kết quả.
Câu hỏi 4
Chỉ ra bất đồng trong quan hệ gia đình ở tình huống sau:
Tình huống: Thảo hay thức khuya để học bài, làm bài nhóm. Mẹ Thảo góp ý về giờ giấc sinh hoạt của Thảo vì cho rằng thường xuyên sức khuya sẻ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Mẹ yêu cầu Thảo sắp xếp lại thời gian biểu nhưng Thảo cho rằng mình học hiệu quả hơn vào đêm khuya. Mẹ Thảo không đồng ý với quan điểm của Thảo và hai mẹ con đã giận nhau.
Đọc tình huống
Điều bất đồng trong quan hệ gia đình ở tình huống trên là:
Bất đồng về quan điểm của Thảo và mẹ Thảo.
+ Thảo cho rằng học khuya sẽ hiệu quả hơn.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Mẹ thảo cho rằng học khuya sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe
=> Hai mẹ con giận nhau.
Câu hỏi 5
Trao đổi những bất đồng có thể nảy sinh trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên với nhau.
Trao đổi với thầy cô, bạn bè,...
Những bất đồng có thể nảy sinh trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên với nhau là:
+ Bất đồng về quan điểm, sở thích, thói quen… của các thành viên trong gia đình.
+ Bất đồng giữa anh chị em khi phân công công việc trong gia đình.
+ Bất đồng về suy nghĩ giữa thế hệ trẻ là con cái và thế hệ lớn hơn là ông bà, bố mẹ…
Câu hỏi 6
Trao đổi về cách giải quyết bất đồng trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
Trao đổi với thầy cô, bạn bè,...
Để giải quyết bất đồng trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, chúng ta nên:
- Xác định bất đồng cần giải quyết
- Xác định nguyên nhân dẫn đến bất đồng
- Lắng nghe mong muốn và cách giải quyết vấn đề của các thành viên.
- Thống nhất cách giải quyết vấn đề phù hợp với các thành viên.
Câu hỏi 7
Thực hành giải quyết bất đồng trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ở những tình huống sau:
Quan sát tình huống
+ TH1. Hai anh em trao đổi để phân công công việc phù hợp. Trong tình huống này, người em nên giúp anh quét sạch nhà để người anh lau nhà. Như vậy vừa chia sẻ công việc lẫn nhau, vừa nhanh hơn.
+ TH2. Bố mẹ và con gái cần lắng nghe suy nghĩ và quan điểm của nhau khi chọn trường. Từ đó phân tích các yếu tố thuận lợi, khó khăn và đi đến thống nhất.
+ TH3. Người mẹ nên khéo léo hỏi thăm tình hình học tập của con và nhắc nhẹ con chú ý tập trung hơn vào việc học. Bạn trai nên lắng nghe và tiếp thu ý kiến của mẹ.
+ TH4. Mẹ thấy con dành thời gian đi với các bạn nhiều thì mẹ nên nhẹ nhàng nói chuyện để con chủ động chia sẻ các hoạt động của mình và các bạn. Mẹ không nên vội vàng đưa ra ý kiến thiếu khách quan như vậy.