Câu hỏi/bài tập:
Túi kẹo trái cây có 60 viên, trong đó có 20 viên kẹo vị sầu riêng, 15 viên kẹo vị cam, 7 viên kẹo vị dâu, 10 viên kẹo vị chanh, 8 viên kẹo vị mít. Bạn Toàn lấy ngẫu nhiên một viên kẹo trong túi. Tính xác suất của các biến cố:
a) E: “Bạn Toàn lấy được kẹo vị sầu riêng”
b) F: “Bạn Toàn lấy được kẹo vị cam hoặc chanh”
c) G: “Bạn Toàn không lấy được kẹo dâu”.
Cho A là một biến cố liên quan đến phép thử T. Nếu phép thử T có n kết quả đồng khả năng xảy ra, trong đó có k kết quả thuận lợi cho biến cố A, thì xác suất của biến cố A được tính theo công thức: \(P(A) = \frac{k}{n}\).
Advertisements (Quảng cáo)
Không gian mẫu có 60 kết quả có thể xảy ra.
a) Biến cố E: “Bạn Toàn lấy được kẹo vị sầu riêng” có 20 kết quả thuận lợi.
Suy ra \(P(E) = \frac{{20}}{{60}} = \frac{1}{3}\).
b) Biến cố F: “Bạn Toàn lấy được kẹo vị cam hoặc chanh” có 25 kết quả thuận lợi.
Suy ra \(P(F) = \frac{{25}}{{60}} = \frac{5}{{12}}\).
c) Biến cố G: “Bạn Toàn không lấy được kẹo dâu” có 53 kết quả thuận lợi.
Suy ra \(P(G) = \frac{{53}}{{60}}\).