Viết một đoạn hội thoại (khoảng năm đến sáu câu), trong đó có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt và một câu rút gọn. Xác định các loại câu này và nêu tác dụng của chúng.
Ứng dụng kiến thức tiếng Việt đã học để thực hiện
Cách 1
Đoạn hội thoại:
Minh: "Trời ơi, muộn thế này rồi! Sao bạn còn chưa đi học?”
Lan: "Tại xe tôi bị hỏng dọc đường nên phải dắt bộ đến đây. Mệt muốn chết!”
Minh: "Thế à? Sao không gọi điện thoại cho tôi? Tôi đến đón bạn.”
Lan: "À, quên mất! Lần sau nhớ nhé.”
Minh: "Ừ, được rồi. Nhanh vào lớp đi, kẻo trễ giờ!”
Lan: "Ok, đi đây!”
Phân tích:
Advertisements (Quảng cáo)
- Câu đặc biệt: "Trời ơi, muộn thế này rồi!”
Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, lo lắng của Minh khi thấy Lan đến muộn.
- Câu rút gọn: "Mệt muốn chết!”
Tác dụng: Nhấn mạnh mức độ mệt mỏi của Lan, giúp câu văn ngắn gọn, súc tích hơn
Cách 2:
Mẹ: Con ơi, sắp đến Tết rồi, con muốn về quê thăm ông bà không?
Con: Dạ muốn ạ! Con nhớ ông bà và các bạn ở quê nhiều.
Mẹ: Tốt rồi! Hôm qua, mẹ đã gọi điện hỏi thăm ông bà rồi. Ông bà khỏe mạnh và cũng mong được gặp con.
Con: (Vui mừng) Thật ạ! Con sẽ cố gắng học tập tốt để về quê vui Tết cùng ông bà.
Mẹ: (Mỉm cười) Con ngoan lắm!
Câu đặc biệt: "Tốt rồi!”, “Thật ạ!”
Tác dụng: Thể hiện sự đồng ý của mẹ và sự vui mừng của con.
Câu rút gọn: "Dạ muốn ạ!”
Tác dụng: Làm cho câu ngắn gọn, súc tích, nhấn mạnh sự mong chờ của con về quê.