Trang chủ Lớp 9 Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Câu hỏi 1 trang 71 Văn 9 Chân trời sáng tạo: Đọc...

Câu hỏi 1 trang 71 Văn 9 Chân trời sáng tạo: Đọc phần Nét riêng trong cách trang trí Ngọ Môn ở văn bản Ngọ Môn và thực hiện các yêu cầu sau...

Vận dụng kiến thức tiếng Việt về phương tiện phi ngôn ngữ để thực hiện. Gợi ý giải Câu hỏi 1 trang 71 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo - Thực hành tiếng Việt bài 3.

Đọc phần Nét riêng trong cách trang trí Ngọ Môn ở văn bản Ngọ Môn và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Liệt kê (những) loại phương tiện phi ngôn ngữ có thể dùng để biểu đạt thông tin về nét riêng trong các trang trí Ngọ Môn.

b. Chọn loại phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp nhât và biểu đạt thông tin về nét riêng trong cách trang trí Ngọ Môn bằng loại phương tiện này.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức tiếng Việt về phương tiện phi ngôn ngữ để thực hiện

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

a. Những loại phương tiện phi ngôn ngữ có thể dùng để biểu đạt thông tin về nét riêng trong các trang trí Ngọ Môn.

- Tranh ảnh minh hoạ cho các hoa văn ở diềm mái

- Phục dựng 3D kiến trúc của Ngọ Môn.

Advertisements (Quảng cáo)

- Mô hình những ngói ống có in hoa văn, các hình trang trí như rồng, bướm,…

b.

- Loại phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp nhât đó là tranh ảnh minh hoạ và phục các hình trang trí của Ngọ Môn và phục dựng 3D.

+ Chính việc sử dụng hình ảnh sẽ giúp người đọc hình dung dễ dàng về cách trang trí của Ngọ Môn, hình dáng của hoa văn ở diềm mái và các hình dơi ngậm tiền, hoa lá hình bát bửu,…

+ Phực dựng 3D sẽ giúp chúng ta hiểu được Ngọ Môn đồ sộ, nguy nga, tráng lệ như thế nào, cung cấp kiến thức về đặc điểm kiến trúc thời kì ấy, lịch sử của dân tộc trong đó.

Cách 2:

a. Những loại phương tiện phi ngôn ngữ (ngoài hình ảnh) có thể dùng để biểu đạt thông tin về đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn là: bản đồ, bản thiết kế kiến trúc Ngọ Môn, mô hình.

b. Mô hình Ngọ Môn:

Quan sát mô hình, ta có thể thấy tổng thể Ngọ Môn có thể chia ra làm hai phần: hệ thống nền đài ở dưới và hệ thống lầu Ngũ Phụng ở bên trên. Về hệ thống nền đài bên dưới, nền đài được bố trí hơi phình to về bề ngang, nhất là hai cánh ngoài, tạo nên kết cấu hình chữ U nhằm tôn lên vẻ bề thế, đồ sộ của cả công trình. Ở phần giữa của nền đài là ba cửa đi song song, gồm: Ngọ Môn (lối đi dành cho vua), Tả Giáp môn (cửa bên trái) và Hữu Giáp môn (cửa bên phải dành cho quan lại theo hầu trong đoàn Ngự đạo. Ở trong lòng mỗi cánh chữ U lại có một lối đi dành cho lính tráng và voi ngựa, được thiết kế bẻ thẳng góc vào đường Dũng đạo và được gọi là Tả Dịch môn, Hữu Dịch môn. Phía trên hệ thống nền đài là lầu Ngũ Phụng, được thiết kế hai tầng (tầng trên nhỏ, tầng dưới to) với kết cấu 13 gian ghép lại thành một bộ khung lớn theo hình chữ U như nền đài bên dưới. Điểm đặc biệt ở lầu Ngũ Phụng chính là sự tách ra của tầng trên tạo thành 9 bộ mái riêng biệt to nhỏ, cao thấp khác nhau trông giống hình dáng của chim phượng đang bay nên dân gian mới đặt cho cái tên mĩ miều là lầu Ngũ Phụng.

Advertisements (Quảng cáo)