Trang chủ Lớp 9 Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Câu hỏi 3 Suy ngẫm và phản hồi trang 135 Văn 9...

Câu hỏi 3 Suy ngẫm và phản hồi trang 135 Văn 9 Chân trời sáng tạo: Tìm một số chi tiết miêu tả hành động, ngôn ngữ của Thuý Kiều được thể hiện trong văn bản...

Đọc kĩ văn bản để tìm hiểu. Hướng dẫn giải Câu hỏi 3 Suy ngẫm và phản hồi trang 135 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo - Thuý kiều báo ân - báo oán.

Tìm một số chi tiết miêu tả hành động, ngôn ngữ của Thuý Kiều được thể hiện trong văn bản. Những chi tiết ấy cho thấy Thuý Kiểu là người như thế nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản để tìm hiểu

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Một số chi tiết miêu tả hành động, ngôn ngữ của Thuý Kiều được thể hiện trong văn bản

– Người đầu tiên được Thúy Kiều cho người “mời” là Thúc Sinh: “Cho gươm mời đến Thúc lang”. Lúc này Kiều đã có địa vị như một vị “nhất phẩm phu nhân”, được ra lệnh cho gia nô, kẻ hầu người hạ nhưng vẫn xưng hô một tiếng “Thúc lang”, đủ thấy sự trân trọng người cũ của nàng.

- Sử dụng những từ ngữ như “nghĩa nặng nghìn non” “cố nhân” hay “người cũ” Nguyễn Du đã thể hiện Kiều là người đề cao tình nghĩa, bởi trong quá khứ đã có một đoạn thời gian làm vợ lẽ, nên có những kỉ niệm gắn bó không sao quên được.

Trong lời tâm sự với Thúc Sinh, Kiều sử dụng rất nhiều từ hán việt như “nghĩa”, “tòng”, “phụ”, “cố nhân”:

⇒ Cách nói trang trọng và đầy học thức này thể hiện sự tôn trọng của Kiều với chàng thư sinh họ Thúc. Đây là cách nói chuyện tâm sự thể hiện của một người “người có chữ”.

- Thúy Kiều ban cho Thúc Sinh hậu hĩnh, với những gấm vóc lụa là, vàng bạc đầy rương

- Khi tâm tình về tình xưa nghĩa cũ, Kiều cũng không quên đả động tới Hoạn Thư:

Nàng có ý trả oán và nói thẳng với Thúc Sinh về những gì Hoạn Thư đã gây ra cho mình

+ Sử dụng câu từ bình dị và nhiều thành ngữ như “kẻ cắp bà già gặp nhau”, “kiến bò miệng chén”, tác giả đã cho thấy rõ thái độ xem thường và khinh rẻ Hoạn Thư của Kiều.

Advertisements (Quảng cáo)

- Lời chốt hạ đầy dứt khoát “Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa” hứa hẹn về cuộc báo oán, đòi lại công bằng của Kiều.

- Kiều vẫn gọi Hoạn Thư là tiểu thư, đưa lời chào thưa, giữ phép cư xử lịch sự, mặc cho bao vùi dập, hành hạ của Hoạn Thư. Lời “chào thưa” cùng danh xưng “tiểu thư” mà Kiều dành cho Hoạn Thư mang một nét mỉa mai, châm chọc vô cùng.

- Kiều tiếp tục đay nghiến, hỏi tội Hoạn Thư; thể hiện quyết tâm trả oán

+ Những từ ngữ như “dễ có”, “đời xưa”, “đời nay” hay “dễ dàng” mang sức nặng khiến kẻ đối diện phải sợ hãi về điều sắp xảy đến.

+ Câu thơ “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều” nàng Kiều dành cho Hoạn Thư là lời cảnh báo cho những tai ương sắp xảy đến với Hoạn Thư

Cách 2:

* Chi tiết miêu tả hành động, ngôn ngữ của Thúy Kiều báo ân:

- Qua lời của Kiều với Thúc Sinh ta thấy Kiều là người nặng tình, nặng nghĩa, nàng rất trân trọng việc Thúc Sinh chuộc nàng khỏi lầu xanh, tuy Thúc Sinh không giúp được khi Hoạn Thư hành hạ nàng nhưng nàng vẫn tạ ơn Thúc Sinh rất hậu.

- Kiều nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư chứng tỏ vết thương lòng, đau đớn mà Hoạn Thư gây ra nàng không quên được.

* Chi tiết miêu tả hành động, ngôn ngữ của Thúy Kiều báo oán:

- Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, đay nghiến. Chào, thưa Hoạn Thư là tiểu thư mặc dù vị thế hai người đã đảo ngược.

- Thái độ Kiều: quyết liệt trong trả thù, báo trước những điều dữ dội sắp xảy ra.

= > Thúy Kiều giàu lòng vị tha, tình nghĩa: đối với Thúc Sinh biết ơn, trân trọng; đối với Hoạn Thư giận nhưng vẫn rộng lượng tha tội.