Trang chủ Lớp 9 Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Câu hỏi 3 trang 121 Văn 9 Chân trời sáng tạo: Có...

Câu hỏi 3 trang 121 Văn 9 Chân trời sáng tạo: Có những điểm khác biệt nào trong cách đọc hiểu một truyện có sử dụng yếu tố kì ảo và một truyện không sử dụng...

Sử dụng tri thức ngữ văn về thể loại để thực hành. Hướng dẫn giải Câu hỏi 3 trang 121 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo - Ôn tập bài 4.

Có những điểm khác biệt nào trong cách đọc hiểu một truyện có sử dụng yếu tố kì ảo và một truyện không sử dụng yếu tố này?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng tri thức ngữ văn về thể loại để thực hành

Answer - Lời giải/Đáp án

Truyện không có yếu tố kì ảo

Truyện có yếu tố kì ảo

Nội dung

Thường nhắm đến việc phản ánh và thảo luận về các vấn đề xã hội, tâm lý, hoặc những khía cạnh khác của cuộc sống thực.

à Tiếp cận nội dung một cách logic, tập trung vào nhân vật, chi tiết, bối cảnh để hiểu rõ nội dung và ý nghĩa tác phẩm

Có thể mang lại những thông điệp sâu sắc về tình cảm, sự sống còn, và giá trị của sự kỳ bí trong cuộc sống

à Phát hiện những chi tiết kì ảo, từ đó giải mã chi tiết kì ảo có ý nghĩa, thông điệp gì

Advertisements (Quảng cáo)

Nhân vật

Nhân vật dựa trên hình mẫu của con người thực tế

à Người đọc thấu hiểu, đồng cảm dễ dàng

Nhân vật thường có khả năng siêu nhiên, và các sự kiện thường là những điều kỳ diệu, phép thuật, hoặc những sự kiện không thể giải thích bằng logic thường ngày.

à Cần phân tích những yếu tố kì ảo để hiểu rõ vai trò và ý nghĩa của nhân vật

Ý nghĩa

Ý nghĩa tác phẩm thường được thể hiện một cách trực tiếp, thông qua các tình tiết, nhân vật và bối cảnh. Người đọc có thể dễ dàng nhận ra thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.

Ví dụ: "Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, "Chí Phèo” của Nam Cao

Ý nghĩa tác phẩm thường ẩn dụ, biểu tượng, đòi hỏi người đọc phải suy luận, phân tích để giải mã. Yếu tố kì ảo có thể được sử dụng để thể hiện những vấn đề phức tạp trong xã hội, tâm lý con người, hoặc để truyền tải những thông điệp sâu sắc về triết lý, nhân sinh.

Ví dụ: "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ