Trang chủ Lớp 9 Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Câu hỏi 4 trang 45 Văn 9 Chân trời sáng tạo: Em...

Câu hỏi 4 trang 45 Văn 9 Chân trời sáng tạo: Em có đồng tình với ý kiến của tác giả về bài thơ Bánh trôi nước...

Sử dụng năng lực đọc hiểu để trả lời. Gợi ý giải Câu hỏi 4 trang 45 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo - Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước.

Em có đồng tình với ý kiến của tác giả về bài thơ Bánh trôi nước: "Lời một chiếc bánh nói hộ biết bao con người” hay không? Vì sao? Từ đó, em hiểu thêm điều gì về thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng năng lực đọc hiểu để trả lời

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Advertisements (Quảng cáo)

Em có đồng tình với ý kiến của tác giả về bài thơ Bánh trôi nước vì người phụ nữ trong xã hội cũ họ bị coi thường về giá trị, không được đi học, đối xử bất công, luôn luôn chịu thiết thòi. Họ sống đều phải dựa dẫm vào người cha, người chồng, người con trai của mình, họ không có quyền quyết định bất cứ công việc gì, chỉ quanh quẩn bếp núc và sống hi sinh cho chồng cho con.

Những người đẹp nết như thế luôn phải chịu cảnh éo le, vất vả ‘bảy nổi ba chìm’, sống phụ thuộc vào người đàn ông, người chồng trong gia đình, sung sướng hay khổ sở đều phải gánh chịu, không được lên tiếng. Hiểu rất rõ được điều này và cũng không ít lần bà đã lên tiếng đả kích, đòi lại quyền bình đẳng cho người phụ nữ là thế. Bởi Xuân Hương hiểu được, luôn thương cảm với họ. Bà đã dõng dạc khẳng định tấm lòng thủy chung đức tính cao đẹp, đáng quý của người phụ nữ. Dù thế nào thì phụ nữ Việt Nam luôn giữ trọn đức tính của mình. đường nhu’ Xuân Hương đã thấu hiếu đến tận cùng nỗi đau của người phụ nữ. Có thể nói rằng, Xuân Hương đã rất hiểu tấm lòng của những người phụ nữ. Bài thơ là tiếng lòng của bà, tiếng lòng của tất cả phụ nữ trong xã hội xưa

Cách 2:

Em đồng tình với ý kiến của tác giả về bài thơ Bánh trôi nước: “Lời một chiếc bánh nói hộ biết bao con người” vì qua hình ảnh chiếc bánh trôi nhỏ xinh, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với thân phận nhỏ bé, đáng thương hiện lên như cất lên tiếng ai oán, xót xa cho những số kiếp lênh đênh, lận đận trong xã hội xưa cũ. Những người phụ nữ trong xã hội xưa ấy dù là những người tài hoa, nhan sắc khuynh thành, phẩm hạnh tốt đẹp thì họ vẫn không được làm chủ cho cuộc đời mình, vẫn bị lễ giáo phong kiến trói chặt với đủ mọi lễ nghi giáo điều và vẫn bị vùi dập mà chẳng hề nhận được sự tiếc thương.