Trang chủ Lớp 9 Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Câu hỏi 5 Suy ngẫm và phản hồi trang 135 Văn 9...

Câu hỏi 5 Suy ngẫm và phản hồi trang 135 Văn 9 Chân trời sáng tạo: Hành động, lời nói của Hoạn Thư thể hiện điều gì về tính cách nhân vật này? Theo em, nhân vật Hoạn Thư...

Tìm hành động và lời nói của Hoạn Thư và rút ra nhận xét. Lời giải Câu hỏi 5 Suy ngẫm và phản hồi trang 135 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo - Thuý kiều báo ân - báo oán.

Hành động, lời nói của Hoạn Thư thể hiện điều gì về tính cách nhân vật này? Theo em, nhân vật Hoạn Thư, Từ Hải có vai trò gì trong việc thể hiện chân dung nhân vật Thuý Kiều?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tìm hành động và lời nói của Hoạn Thư và rút ra nhận xét

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- Khi Thuý Kiều hỏi tội Hoạn Thư, Hoạn Thư đã lật ngược thế cờ, tỏ ra khúm núm, sợ sệt và đủ bình tĩnh để lí giải

“Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình…

Nghĩ cho khi gác viết kinh,

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.

Lòng riêng riêng những kính yêu

Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai””

Tiểu thư họ Hoạn đã khôn khéo xóa nhòa ranh giới đối lập giữa Thúy Kiều và mình. Ả ta nói rằng cả hai cùng là “phận đàn bà”, thế nên ghen tuông cũng được coi như là chuyện thường tình xảy ra. Lý lẽ này vô cùng xác đáng, đánh vào lòng trắc ẩn và sự thấu hiểu của Kiều.

– Cả Kiều và Hoạn Thư, đều mang chung một tấm chồng, do vậy “chưa dễ ai chiều cho ai”. Lý lẽ này đưa ra hoàn toàn đúng đắn, từ “tội nhân”, Hoạn Thư đã lập luận mình như một “nạn nhân” của chế độ đa thê.

Hoạn Thư còn kể lại công ơn của mình đối với Kiều:

“Nghĩ cho khi gác viết kinh,

Advertisements (Quảng cáo)

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.”

– Những việc này được kể ra tưởng như Hoạn Thư đã “làm ơn”, có công cho Thúy Kiều. Dù là thân vợ lẽ chung tấm chồng, Hoạn Thư vẫn rộng lượng cho phép nàng ra gác Quan Âm viết kinh niệm phật, rồi khi Kiều bỏ trốn không sai gia nô trói bắt.

– Hoạn Thư tuyệt nhiên không hề nhắc tới những việc tủi nhục mà ả đã đày đọa Kiều năm nào, mà chỉ kể ra những điều mà Kiều phải hàm ơn mình, nhằm lấy được lý lẽ cho ả.

– Từ tội nhân thành nạn nhân rồi thành “ân nhân”, Hoạn Thư thật sự khôn ngoan lọc lõi, đúng như danh xưng “Bề ngoài thơn thớt nói cười, bề trong nham hiểm giết người không dao.”

Cuối cùng, Hoạn Thư nhận tất cả tội lỗi về mình:

“Trót lòng gây việc chông gai,

Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.”

– Hai câu thơ trên cho thấy sự mềm mỏng, có tiến có lùi của Hoạn Thư. Nàng ta thể hiện sự ăn năn hối lỗi, mong Kiều có thể tha thứ cho mình.

⇒ Đứng trước gươm lớn giáo dài, công đường uy nghiêm, nàng ta đã dùng hết những khôn ngoan lọc lõi của mình để thoát tội. Lời tự bào chữa của Hoạn Thư cho thấy nàng ta là người “sâu sắc nước đời”, hết mực khôn ngoan.

- Nhân vật Hoạn Thư, Từ Hải có vai trò quan trọng việc thể hiện chân dung nhân vật Thuý Kiều: Tô đậm hơn tính cách lương thiện của nàng, tấm lòng cao thường, một người có học thức ân oán rạch ròi.

Cách 2:

- Hành động, lời nói của Hoạn Thư cho thấy nàng ta là người khôn ngoan, lọc lõi, có tâm địa và thủ đoạn. Trong cảnh “hồn lạc phách xiêu” vẫn đưa ra được những lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục để tự minh oan, bào chữa cho chính mình.

- Nhân vật Hoạn Thư, Từ Hải có vai trò trong việc thể hiện chân dung nhân vật Thúy Kiều:

+ Hoạn Thư được coi là nhân vật phản diện, biểu tượng cho sự ghen tuông và ác độc. Nhân vật này là nguyên nhân khiến Kiều phải chịu đựng nhiều đau khổ và bất hạnh.

+ Từ Hải, một người anh hùng đầy chí khí, thể hiện khát vọng công lí và tự do của con người. Từ Hải đánh giá cao Thúy Kiều và nhận ra sức mạnh, vẻ đẹp trong cô.

=> Vai trò của Hoạn Thư và Từ Hải giúp làm nổi bật tính cách, số phận của Kiều, tạo nên sự phức tạp, đa chiều cho nhân vật chính trong truyện.