Trang chủ Lớp 9 Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Câu hỏi 6 trang 114 Văn 9 Chân trời sáng tạo: Theo...

Câu hỏi 6 trang 114 Văn 9 Chân trời sáng tạo: Theo em, nếu bỏ đi phần “lời bàn của tác giả” ở cuối truyện thì việc đọc hiểu truyện Dế chọi có khó khăn/ thuận...

Tìm hiểu ý nghĩa của lời bàn của tác giả và rút ra kết luận. Vận dụng kiến thức giải Câu hỏi 6 trang 114 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo - Dế chọi.

Theo em, nếu bỏ đi phần “lời bàn của tác giả” ở cuối truyện thì việc đọc hiểu truyện Dế chọi có khó khăn/ thuận lợi gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tìm hiểu ý nghĩa của lời bàn của tác giả và rút ra kết luận

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Cuối câu chuyện có trích lại câu nói của Dị Sử thị: “Họ Thành vì sâu mọt mà nghèo, nhờ dế chọi mà giàu, áo cừu ngựa tốt vênh vang, lúc làm lí chính bị trách phạt không nghĩ rằng mình được thế đâu. Trời đền đáp cho kẻ trưởng giả trọng hậu, tới nỗi tuần phủ tri huyện cũng được hưởng phúc ấm nhờ con dế. Thường nghe một người lên trời, gà chó cũng thành tiên, đúng lắm thay.” Có thể sau khi đọc tác phẩm, nghe câu bình này, chúng ta nhận ra được kết thúc có hậu cho người hiền lành biết lo nghĩ cho người khác sẽ là những phần thưởng to lớn mà ông trời bạn tặng. Phúc khí của Thành còn được lan đến cả tri huyện, những vị quan trên. Có cái khen cũng có cái chê ở đây. Khen cho nhân vật sống một đời hiền lành chất phác. Chê cho cái xã hội tham quan không từ cách để hài lòng vua mà chà đạp lên nhân dân. Và cũng hướng tới một tương lai lo lắng, lo khi con người nhận và hưởng quá nhiều lợi ích, lương tâm cũng sẽ bị tha hóa.

Advertisements (Quảng cáo)

à Nhờ lời bàn của tác giả chúng ta thuận lợi hiểu sâu hơn về nội dung, đưa ra các đánh giá khác nhau của một câu chuyện.

Khó khăn: Nhiều từ ngữ cổ, không hiểu sâu về tầng lớp ý nghĩa và gây khó khăn cho người đọc, thậm chí hiểu sai ý nghĩa của câu chuyện

Cách 2:

- Cuối câu chuyện có trích lại câu nói của Dị Sử thị: Họ Thành vì sâu mọt mà nghèo, nhờ dế chọi mà giàu, áo cừu ngựa tốt vênh vang, lúc làm lí chính bị trách phạt không nghĩ rằng mình được thế đâu. Trời đền đáp cho kẻ trưởng giả trọng hậu, tới nỗi tuần phủ tri huyện cũng được hưởng phúc ấm nhờ con dế. Thường nghe một người lên trời, gà chó cũng thành tiên, đúng lắm thay.

- Nếu như bỏ đi lời bình đó có thể gây ra khó khăn trong việc hiểu rõ ý nghĩa và thông điệp của truyện. Lời bình của tác giả thường giúp người đọc hiểu rõ, hiểu sâu hơn về tác phẩm, nhận thực được giá trị hiện thực xã hội và tình cảm mà tác giả muốn truyền tải. Nếu bỏ đi lời bình có thể dẫn đến hiểu lầm hoặc mất đi một phần quan trọng trong thông điệp của truyện.