Trang chủ Lớp 9 Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Câu hỏi 8 Suy ngẫm và phản hồi trang 95 Văn 9...

Câu hỏi 8 Suy ngẫm và phản hồi trang 95 Văn 9 Chân trời sáng tạo: Lời bình ở cuối truyện về Vũ Thị Thiết có đoạn: “Nếu không được trời xét tâm thành, nước không làm...

Đưa ra nhận xét về lời bình. Gợi ý giải Câu hỏi 8 Suy ngẫm và phản hồi trang 95 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo - Chuyện người con gái nam xương.

Lời bình ở cuối truyện về Vũ Thị Thiết có đoạn: “Nếu không được trời xét tâm thành, nước không làm hại, thì xương hoa vóc ngọc, đã chôn vào họng cá nơi lòng sông, còn đâu được lại thông tin tức để nết trinh thuần được nhất nhất bộc bạch ra hết”. Em có đồng ý với lời bình trên không? Vì sao? Qua nhân vật Vũ Thị Thiết, em hiểu thêm điều gì về số phận của người phụ nữ trong một xã hội đề cao nam quyền?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đưa ra nhận xét về lời bình

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Advertisements (Quảng cáo)

- Đồng tình vì chính tác giả cũng thương cảm cho số phận bất hạnh của nàng. Nàng là người giữ gìn khuôn phép, không bao giờ vượt mức, xã hội ấy không có chỗ cho nàng dung thân, không ai cứu giúp nàng, chỉ có ông trời làm chứng cho nàng.

=> Qua đó thầy rằng xã hội lúc ấy giờ đề cao nam quyền, coi thường thân phận của người phụ nữ. Người phụ nữ bị bó buộc trong lễ giáo phong kiến, họ bị coi là công cụ đẻ con, chỉ quanh quẩn trong nhà làm nội trợ. Họ cũng bắt buộc phải có tam tồng tứ đức, khi ở nhà nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ, lấy chồng nghe chồng, chồng chết theo con trai.

Cách 2:

- Em đồng ý với lời bình.

- Giá trị nhân đạo trong truyện là sự tố cáo lên án những thế lực tàn bạo, tố cáo những cổ tục nghiệt ngã có trong xã hội phong kiến.Chuyện hôn nhân không phải bằng tình yêu đôi lứa mà bằng trao đổi mua bán cho thấy thân phận người phụ nữ nhỏ nhoi, phụ thuộc. Quan niệm trọng nam khinh nữ khắc nghiệt, coi nam quyền là tuyệt đối, nên sự ghen tuông mù quáng của Trương Sinh đã gián tiếp giết chết Vũ Nương. Khi Vũ Nương bị nghi oan không thể bày tỏ, phải tự tử để khẳng định phẩm giá của mình, Nguyễn Dữ đã không để Vũ Nương chết bột phát trong cơn phẫn uất như câu chuyện cổ tích Vợ chàng Trương mà chết rất tỉnh táo và lí trí, khiến sức tố cáo phê phán trong tác phẩm càng sâu sắc hơn. Xã hội phong kiến hà khắc không cho người phụ nữ một con đường sống, họ phải chọn cõi chết làm chốn dung thân.

Advertisements (Quảng cáo)