Viết bài quảng bá về sách dưới hình thức văn bản đa phương thức
Dựa vào hiểu biết cá nhân và các tri thức đã được gợi mở để viết bài văn
Tuổi thơ – cái tuổi hồn nhiên vô tư của mỗi người, cái tuổi mà ai cũng ao ước được một lần quay trở lại để đắm chìm vào cuộc sống êm đềm, không phải lo toan suy nghĩ gì. Liệu có con tàu nào mang ta về tuổi thơ được hay không?
Vâng, không có con tàu nào như thế cả nhưng vẫn có một người vẫn đang bán những chiếc vé tâm hồn để giúp ta có lại bao cảm xúc như thời thơ bé. Người bán vé diệu kì đó là tác giả Nguyễn Nhật Ánh, qua những trang sách mà ông viết, qua những ngôn từ mà ông sử dụng cùng với chủ đề tuổi thơ và bối cảnh thời trước, đọc các tác phẩm của ông người đọc như được sống lại cái cảm xúc thời thơ ấu của mình.
Advertisements (Quảng cáo)
Và một trong những tác phẩm được nhiều bạn đọc cũng như tôi yêu thích, đó là cuốn sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, cũng với lối văn phong mộc mạc, giản dị, hồn nhiên, trong sáng, cũng lấy chủ đề tuổi thơ, cuốn sách đã đem lại cho người đọc bao cảm xúc đặc biệt.
uốn sách kể về cuộc sống của những đứa trẻ vùng nông thôn, đó là Thiều, là Tường, là bé Mận, là những đứa trẻ với những tâm hồn non nớt, hồn nhiên… Cuốn sách gồm 81 câu chuyện nhỏ hình thành nên một mạch truyện lớn. Tuổi thơ thời xưa sao mà êm đềm đến thế!
Tôi thích hình ảnh cậu bé Tường, luôn chịu sự thiệt thòi nhưng không bao giờ phàn nàn kêu ca, tôi thích sự hồn nhiên ngây ngô nhưng cũng ẩn chứa biết bao nỗi niềm của bé Mận. Đọc sách tôi cũng nhiều lần giận anh chàng Thiều lắm, nhưng nghĩ lại đó cũng chỉ là sự ích kỷ tạm thời của trẻ con mà thôi.
Tuổi thơ trong trang sách của Nguyễn Nhật Ánh cũng có một “mối tình đầu” hết sức đáng yêu và ngô nghê, cũng là lá thư trao tay, cũng là những tình cảm chân thành khó nói,… Cuộc sống lúc bấy giờ chốn làng quê thật êm ả, tình làng nghĩa xóm cũng thật gần gũi.
Mạch cuộc sống thôn quê vốn trôi yên ả nhưng cũng chất chứa nhiều nỗi niềm. Đó là sự hi sinh cao cả của bác Tám Tàng cho đứa con bị bệnh tâm thần nghĩ mình là công chúa, là sự nhẫn nhục chịu đựng của người cha bị nghi ngờ mắc bệnh phong,…nhưng dù sao thì đến cuối cùng họ vẫn nhận được hạnh phúc.
Thiều thì thích phơi tay, Mận thì thì thích phơi mặt, còn tôi có lẽ thích “phơi mắt” vào những trang sách này. Không biết có phải tôi bị “ám ảnh” bởi cuốn sách này như thằng Tường ám ảnh về chuyện Cóc Tía hay không mà tôi cứ phải đọc đi đọc lại nó mãi.
Mỗi câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị lại chạm đến bao trái tim của người đọc. Từng câu từng chữ trong câu chuyện đều có sức hút kì lạ, hình ảnh cuộc sống của những người nông dân cũng được khắc họa chân thật. Cuốn sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một cuốn sách thiếu nhi nhưng không chỉ dành cho thiếu nhi, nếu có cơ hội bạn hãy thử mua và cảm nhận nó nhé!