Tóm tắt
Tóm tắt 1
Hành động của các nhân vật trong vở kịch thể hiện về quan niệm danh dự, nghĩa vụ của con người trong thế kỉ XVII, sự giằng xé về nội tâm của hai nhân vật chính Rô-dri-gơ và Si-men giữa một bên là danh dự, bổn phận, dòng họ một bên là tình cảm nam nữ.
Tóm tắt 2
Đông Rô-dri-gơ (Don Rodrigue), con trai Đông Đi-e-gơ (Don Diegue), yêu Si-men (Chimène), con gái Đông Goóc-ma-xờ (Don Gormas). Một cuộc cãi cọ diễn ra giữa hai ông bố dẫn đến việc Đông Goóc-ma-xờ tát Đông Đi-e-gơ. Để rửa nhục, Đông Đi-e-gơ yêu cầu con trai trả thù Đông Goóc-ma-xờ. Rô-dri-gơ đấu tranh tư tường, Goocc-ma-xở bị Rô-đri-gơ đâm chết. Sau đơ, Rô-đri-gơ đến yêu câu Si-men hãy giết chàng để trả thù cho cha. Si-men thữa nhận lòng dūng cám của Rô-đri-gơ va tuyên bố cūng sẽ làm bổn phận của mình là đòi nhà vua xử tội kẻ giết ngươi. Lúc đó, giặc Mô sắp sửa tấn công, Rô-đri-gơ được cử đi đánh giặc. Chàng đã chiến thắng trở về. Si-men tiếp tục đòi lấy đầu Rô-đri-go. Hiệp sĩ Đông Xăng-so (Don Sanche), vốn yêu Si-men, tình nguyện đấu kiếm vơi Rô-đri-gơ để trả thù cho Si-men. Đông Xăng-sơ thua, nhưng Rô-đri-gơ đã tha chết cho chàng. Thấy Đông Xăng-sơ trở về, tường Rô-đri-gơ đã bị giết, Si-men đã không giấu được cảm xúc, bôc lộ rõ tình yêu với Rô-đri-gơ và sự đau đớn của minh. Nhà vua tuyên bố danh dự của Si-men được bào toàn và có thế chăp duyên lành với Rô-đri-go.
Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến chết mất thôi): nỗi đau của Si-men.
- Phần 2 (đoạn còn lại): sự “phân vân” của Ro-đri-go và sự đánh giá của Si-men trước hành động ấy.
Giọng đọc
Truyền cảm
Nội dung chính
- Hành động của các nhân vật trong vở kịch thể hiện về quan niệm danh dự, nghĩa vụ của con người trong thế kỉ XVII, sự giằng xé về nội tâm của hai nhân vật chính Rô-dri-gơ và Si-men giữa một bên là danh dự, bổn phận, dòng họ một bên là tình cảm nam nữ.
Advertisements (Quảng cáo)
- Trong tác phẩm này tình yêu có nhường bước cho tiếng nói của nghĩa vụ, của đạo làm con. Nhưng không chỉ thế, ở đây tiếng nói của tình yêu có vai trò, có sức nặng của nó. Nhưng là một thứ tình yêu lứa đôi được xây dựng trên sự gần gũi bên trong, trên sự quý mến, tôn trọng lẫn nhau và mỗi người cố gắng đứng ngang tầm với người yêu mình. Cái lý tưởng về “con người phong nhã” của thời đại thực sự đã hướng dẫn cách xử thế của các nhân vật.
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ
- Lơ Xít được viết dựa trên một vở kịch về biến cố lịch sử có thật ở Tây Ban Nha thế kỉ XI: người anh hùng – hiệp sĩ Rô-đri-gơ Đi-a-dờ (Rodrigue Diaz) chiến thắng giặc Mô (chính giặc Mô gọi ông bằng danh hiệu “Xít”, nghĩa là “Ngài”, “Tôn ông” để thể hiện sự kính phục). Cooc-nây đã tập trung thể hiện cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật giữa một bên là danh dự, bổn phận với dòng họ và một bên là tình yêu nam nữ. - Đoạn trích trong SGK thuộc Hồi III, lớp IV của vở kịch Lơ Xít (1636)
2. Đề tài
Bi kịch cuộc đời
3. Thể loại
Bi kịch.
4. Phương thức biểu đạt
Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
5. Ngôi kể
Ngôi thứ ba