Trang chủ SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 - Chân trời sáng tạo Dựa vào hình 6.3 và thông tin trong bài, em hãy: Cho...

Dựa vào hình 6.3 và thông tin trong bài, em hãy: Cho biết thể nào là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp...

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải Câu hỏi Khám phá 1 trang 47 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo - Bài 6. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Câu hỏi/bài tập:

Dựa vào hình 6.3 và thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết thể nào là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

- Nêu các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và nêu ví dụ minh hoạ.

- Xác định hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các trường hợp.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững. Trách nhiệm này được thực hiện thông qua việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường; bình đẳng giới; an toàn, quyền lợi lao động; đào tạo và phát triển nhân viên; phát triển cộng đồng;... theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội.

Các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:

Advertisements (Quảng cáo)

Trách nhiệm nhân văn:

Ví dụ: Tập đoàn Masan thường xuyên tổ chức các chương trình hỗ trợ cộng đồng như xây nhà tình thương, tặng quà cho trẻ em nghèo.

Trách nhiệm đạo đức:

Ví dụ: Minh bạch trong kinh doanh: Công khai thông tin về hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính một cách minh bạch.

Trách nhiệm pháp lí:

Ví dụ: Các nhà máy sản xuất phải đảm bảo tuân thủ các quy định về xả thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Trách nhiệm kinh tế:

Ví dụ: Tạo việc làm: Các khu công nghiệp thu hút đầu tư nước ngoài tạo ra hàng ngàn việc làm cho người lao động.

Hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các trường hợp:

Trường hợp 1: Trách nhiệm đạo đức.

Trường hợp 2: Trách nhiệm pháp lý.

Trường hợp 3: Trách nhiệm kinh tế và trách nhiệm đạo đức.