Trang chủ Lớp 3 Tiếng Việt 3 - Chân trời sáng tạo Bài 3: Dấu ngoặc kép trang 64 Tiếng Việt lớp 3 tập...

Bài 3: Dấu ngoặc kép trang 64 Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Chân trời sáng tạo: Tìm câu được đặt trong dấu ngoặc kép trong các đoạn văn sau và nêu tác dụng của dấu ngoặc kép....

Giải bài tập và trả lời câu hỏi Bài 3: Dấu ngoặc kép Tiếng Việt 3 - Chân trời sáng tạo - Tuần 26: Thiên nhiên kì thú: Tìm câu được đặt trong dấu ngoặc kép trong các đoạn văn sau và nêu tác dụng của dấu ngoặc kép. Có thể thêm dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong từng câu sau. Vì sao. Thay dấu gạch ngang bằng dấu ngoặc kép để đánh dấu chỗ bắt đầu và kết thúc lời nói của nhân vật rồi viết lại đoạn văn. Chơi trò chơi "Người làm vườn”. Nói 1- 2 câu về hình dáng, màu sắc,... của loại hoa, rau, quả em đã kể tên.

Câu 1

Tìm câu được đặt trong dấu ngoặc kép trong các đoạn văn sau và nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.

a. Bà đi chợ về. Vào đến sân nhà, bà bỏ cái thúng xuống gọi to: “Bống ơi... ơi... Bống đâu rồi?”. Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm. Nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà.

Nguyễn Đình Thi

b. Khi mặt trời mọc, tôi tìm tới bảo ong đất: "Ong đất này, ong đất hãy bay tới đém cỏ phía đông dưới gốc dẻ gai, cạnh bốn hòn sỏi xanh, ong đất sẽ thây một món quà sẻ đồng tìm ra và tặng riêng ong đất”. Tôi hồi hộp đợi ong đất trở về.

Xuân Quỳnh

c. Kiến ở đông quá. Thành ngữ “đông như kiến” thật đúng. Đường ngang lối dọc chỗ nào cũng đầy kiến.

Theo Tô Hoài

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em tìm câu được đặt trong dấu ngoặc kép trong các đoạn văn trên để biết dấu ngoặc kép dùng để làm gì.

G:

 + Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. 

+ Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. 

Answer - Lời giải/Đáp án

a. “Bống ơi... ơi... Bống đâu rồi?”

=> Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của bà

b.  "Ong đất này, ong đất hãy bay tới đém cỏ phía đông dưới gốc dẻ gai, cạnh bốn hòn sỏi xanh, ong đất sẽ thây một món quà sẻ đồng tìm ra và tặng riêng ong đất”

=> Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật tôi

c. “đông như kiến” 

=> Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Câu 2

Có thể thêm dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong từng câu sau? Vì sao?

a. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà.

b. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng.

c. Hà nắn nót viết vào trang giấy: Tết đã đến thật rồi!

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc các câu văn trên và thêm dấu ngoặc kép vào vị trí phù hợp, dựa vào tác dụng của dấu ngoặc kép vừa đặt để giải thích vì sao.

G:

 + Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. 

+ Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: "Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà.”

=> Dẫn lời nói trực tiếp của  của nàng tiên

b. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: "Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng.”

=> Dẫn lời nói trực tiếp của  của bà

c. Hà nắn nót viết vào trang giấy: "Tết đã đến thật rồi!”

Advertisements (Quảng cáo)

=> Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Câu 3

Thay dấu gạch ngang bằng dấu ngoặc kép để đánh dấu chỗ bắt đầu và kết thúc lời nói của nhân vật rồi viết lại đoạn văn.

Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô giáo nhắc:

- Cúc em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch!

Chúng tôi đồng thanh đáp:

- Dạ. Vâng ạ.

 

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em thay dấu gạch ngang bằng dấu ngoặc kép để đánh dấu chỗ bắt đầu và kết thúc lời nói của nhân vật cho phù hợp rồi viết lại đoạn văn. 

Answer - Lời giải/Đáp án

Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô giáo nhắc: "Cúc em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch!” Chúng tôi đồng thanh đáp:”Dạ. Vâng ạ” 

Vận dụng

Câu 1: 

Chơi trò chơi "Người làm vườn”

Thi kể tên hoa, rau, quả:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em thi kể với các bạn tên hoa, rau, quả. 

Answer - Lời giải/Đáp án

Theo hình dáng: ớt sừng, ớt hiểm, ớt chuông

Theo màu sắc: Hoa nhung, hoa hồng...

Theo mùi vị: Mướp hương, mướp đắng

Câu 2

Nói 1- 2 câu về hình dáng, màu sắc,... của loại hoa, rau, quả em đã kể tên.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em nói về hình dáng, màu sắc,... của loại hoa, rau, quả em đã kể tên theo gợi ý sau:

- Loại hoa, rau, quả em vừa kể có hình dáng như thế nào?

- Loại hoa, rau, quả em vừa kể có màu sắc gì?

Answer - Lời giải/Đáp án

Bài tham khảo 1:

Ớt hiểm chỉ bằng đầu chiếc đũa, mỗi cây có hàng trăm quả, mọc thành chùm. Ăn cay hơn những loại ớt bình thường, chúng có dáng nhỏ và xanh thẫm.

Bài tham khảo 2:

Những cánh hoa hồng nhung mỏng manh, màu đỏ tươi tắn như mỉm cười chào ngày mới. Cánh hoa lồng ghép với nhau, bao bọc lấy nụ hoa bé tí, chúm chím nhỏ xinh.