Trang chủ Lớp 3 Tiếng Việt 3 - Chân trời sáng tạo Bài 3: Đoạn văn trang 87 Tiếng Việt 3 tập 2 Chân...

Bài 3: Đoạn văn trang 87 Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo: Tìm câu có dấu hai chấm trong cóc đoạn văn, đoạn thơ sau. Dấu hai chấm trong các câu ở bài tập 1 được dùng để...

Giải bài tập và trả lời câu hỏi Bài 3: Đoạn văn Tiếng Việt 3 - Chân trời sáng tạo - Tuần 29: Quê hương tươi đẹp: Tìm câu có dấu hai chấm trong cóc đoạn văn, đoạn thơ sau. Dấu hai chấm trong các câu ở bài tập 1 được dùng để làm gì. Có thể thêm dấu hai chấm vào chỗ nào trong từng câu dưới đây. Vì sao. Chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi chỗ trống. Giải ô chữ sau. Nói một vài câu về dòng sông em thích.

Câu 1

Tìm câu có dấu hai chấm trong cóc đoạn văn, đoạn thơ sau:

a. Ông tôi có một mảnh vườn nhỏ trên sân thượng. Ông trồng đủ thứ cây: chanh, ổi, khế, cúc, sở, tía tô và cỏ một bụi tre nhỏ. Ông nói trồng mấy cái cây này cho giống vườn ở quê.

Nguyễn Duy Sơn

b. 

Rồi bà lại đi làm.

Đến khi về thấy lạ:

Sân nhà sao sạch quá

Đàn lợn đã được ăn

Cơm nước nấu tinh tươm

Vườn rau tươi sạch cỏ.

Phan Thị Thanh Nhàn

 

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc các đoạn trên và tìm tìm câu có dấu hai chấm trong đoạn văn, đoạn thơ.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Ông trồng đủ thứ cây: chanh, ổi, khế, cúc, sở, tía tô và cỏ một bụi tre nhỏ. Ông nói trồng mấy cái cây này cho giống vườn ở quê.

b. Đến khi về thấy lạ:

Câu 2

Dấu hai chấm trong các câu ở bài tập 1 được dùng để làm gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc lại câu văn, câu thơ có dấu hai chấm trong các đoạn trên để biết dấu hai chấm trong các câu ở bài tập 1 được dùng để làm gì. 

Answer - Lời giải/Đáp án

Dấu hai chấm trong các câu ở bài tập 1 được dùng để: Báo hiệu phần giải thích, liệt kê. 

Câu 3

Có thể thêm dấu hai chấm vào chỗ nào trong từng câu dưới đây? Vì sao?

a. Trong vườn, muôn hoa đua nhau khoe sắc mai vàng rực rỡ, đào phơn phớt hồng, mào gà đỏ thắm...

b. Chợ quê bán đủ thứ rau củ miệt vườn cải ngọt, rau muống, bầu, bí, đậu đũa, khoai sọ, khoai lang, ...

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dấu hai chấm trong các được dùng để: Báo hiệu phần giải thích, liệt kê. Em hãy thêm dấu hai chấm vào chỗ nào trong từng câu trên cho phù hợp. 

Answer - Lời giải/Đáp án

Có thể thêm dấu hai chấm vào chỗ:

a. Trong vườn, muôn hoa đua nhau khoe sắc: mai vàng rực rỡ, đào phơn phớt hồng, mào gà đỏ thắm...

b. Chợ quê bán đủ thứ rau củ miệt vườn: cải ngọt, rau muống, bầu, bí, đậu đũa, khoai sọ, khoai lang, ...

Vì phía sau dấu 2 chấm là phần liệt kê.

Câu 4

Chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi :

a. Các bạn chọn tặng Vân cành mai vì

b. , hồ Ba Bể thu hút được nhiều khách du lịch.

c. Mùa hè ở quê nội thật tuyệt vì

Advertisements (Quảng cáo)

 

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc các câu a,b,c. Sau đó đọc các câu trong khung để chọn cho phù hợp. 

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Các bạn chọn tặng Vân cành mai vì màu hoa ấm áp như màu nắng

b. Nhờ có cảnh đẹp và không khí trong lành, hồ Ba Bể thu hút được nhiều khách du lịch.

c. Mùa hè ở quê nội thật tuyệt vì có nhiều trò chơi thú vị

Vận dụng

Câu 1: 

Giải ô chữ sau:

Sông gì có cảng Nhà Rồng?

Tên gọi khác của sông Cửu Long.

Sông gì soi bóng cố đô?

Tên gọi khác của hồ Hoàn Kiếm.

Sông gì gió lạnh như là mùa đông?

Sông gì đỏ nặng phù sa? 

 

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc từng nội dung (gợi ý) từ 1 – 6 và tìm đáp án phù hợp với số lượng chữ cái ở từng ô chữ. 

Answer - Lời giải/Đáp án

Sài Gòn 

Mê Công

Hương

Hồ Gươm

Hàn

Hương

Câu 2

Nói một vài câu về dòng sông em thích.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em hãy nói một vài câu về dòng sông em thích theo gợi ý:

- Dòng sông đó tên là gì?

- Dòng sông nằm ở đâu?

- Đặc điểm của dòng sông.

- Điều thú vị ở dòng sông.

- Cảm nhận của em về dòng sông.

Answer - Lời giải/Đáp án

Bài tham khảo 1:

Mảnh đất đồng bằng bắc bộ có con sông Hồng đỏ nằng phù sa bồi đắp tự ngàn năm trước. Con sông gắn liền với rời cuộc sống lam lũ và bao nhọc nhằn của người nông dân. Dòng sông đôi khi trầm lặng ánh chiếu sự bình yên của xóm làng với nhịp nước lặng lờ trôi. Có khi vào mùa nước lũ, sông gồng mình lên như sóng nước cuồn cuộn. Nước đục ngầu như da mặt ai lúc cáu gắt, bẩn tính. Con đê lúc này cũng phải chống lưng ngăn những cuộn sóng dữ dội. Sông Hồng thay đổi tính các đến khó lường người dân quê em vẫn luôn nhớ về nơi cố hương hay trái gió giở trời ấy. Dòng sông mang vẻ đẹp bình dị, mộc mạc tựa những con người Việt Nam. Dù đi đâu, dòng sông vẫn nhẹ trôi màu vĩnh cửu của thời gian, nguồn nước ngọt ngào nuôi dưỡng mảnh kí ức của em.

Bài tham khảo 2:

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương, nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàngNgồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng. Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền, hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

Advertisements (Quảng cáo)