Câu 1
Em thấy chú chó đốm con trong câu chuyện Chó đốm con và mặt trời là nhân vật như thế nào?
a. Ngốc nghếch
b. Ham học hỏi, thích khám phá.
c. Ý kiến khác của em
Em đọc câu chuyện và nêu cảm nhận của bản thân về chú chó đốm con.
Em thấy chú chó đốm con trong câu chuyện: b. ham học hỏi, thích khám phá.
Câu 2
Nối các tiếng phù hợp với chung hoặc trung để tạo từ.
Em suy nghĩ và nối thành các từ có nghĩa phù hợp.
Câu 3
Làm bài tập a hoặc b.
a. Điền ch hoặc tr vào chỗ trống.
Chị mây vừa kéo đến
…ăng sao …ốn cả rồi
Đất nóng lòng …ờ đợi
Xuống đi nào, mưa ơi!
Chớp bỗng lòe …ói mắt
Soi sáng khắp ruộng vườn
Ơ! Ông …ời bật lửa
Xem lúa vừa …ổ bông.
(Theo Đỗ Xuân Thanh)
b. Điền v hoặc d vào chỗ trống.
Con tàu …ào ga, vừa chạy …ừa “tu tu” một hồi …ài. Sân ga bỗng chốc nhộn nhịp …à náo nhiệt hẳn lên. Phía cửa ga, nhiều cánh tay giơ lên …ẫy gọi người thân.
(Theo Trung Nguyên)
Advertisements (Quảng cáo)
Em lựa chọn và điền các từ phù hợp để tạo thành tiếng có nghĩa.
a.
Chị mây vừa kéo đến
Trăng sao trốn cả rồi
Đất nóng lòng chờ đợi
Xuống đi nào, mưa ơi!
Chớp bỗng lòe chói mắt
Soi sáng khắp ruộng vườn
Ơ! Ông trời bật lửa
Xem lúa vừa trổ bông.
b.
Con tàu vào ga, vừa chạy vừa “tu tu” một hồi dài. Sân ga bỗng chốc nhộn nhịp và náo nhiệt hẳn lên. Phía cửa ga, nhiều cánh tay giơ lên vẫy gọi người thân.
Câu 4
Điền v hoặc d, ch hoặc tr vào chỗ trống.
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
1. Vạn sự khởi đầu nan.
2. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
3. Tức nước vỡ bờ.
4. Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
5. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
6. Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa.
Câu 5
Viết 2 – 3 câu về hiện tượng mặt trời mọc và lặn theo hiểu biết của em.
Em dựa vào hiểu biết và trải nghiệm thực tế để hoàn thành bài tập.
Mặt trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng gọi là bình minh. Mặt trời lặn ở hướng Tây vào buổi chiều tối gọi là hoàng hôn.