Câu 1
Nghe kể chuyện
Đi tìm vần “êm”
Từ học âm, chuyển sang học vần, lớp nhộn hẳn lên.
Cô giáo cho các tổ thi nhau tìm tiếng có vần vừa học. Cô ghi không kịp lời chúng tôi. Chữ này chữ kia bám lưng nhau như chơi rồng rắn trên bảng đen:
Bánh cam, xe lam, bị cảm, can đảm, tấm cám, đám giỗ...
May mà hết giờ, nếu không hết phấn của cô chứ chẳng chơi.
Sáng mai học đến vần êm. Ngay chiều nay chúng tôi đã rủ nhau đi tìm
Tôi ra đầu hè, chỗ ông ngoại đang sửa xe đạp:
Tôi chạy ra ngoài vườn. Bà ngoại cho con một tiếng có vần êm
Cha! Bộ chê bánh rồi sao xin thứ đó. Khó hả. Mà đây, têm trầu
Têm trầu! Cảm ơn ngoại!
Tôi chạy xuống bếp. Mẹ đang lúi húi bên ba ông Táo
Mẹ! Mẹ cho con xin một tiếng có vần êm!
Đêm trăng êm đềm...
Tiếng ấy sách của con có rồi
Advertisements (Quảng cáo)
Đúng là đầu cơ tích "chữ”. Lên coi sách của ba xem
Mẹ đưa tôi lên kệ sách, rút một cuốn dày như hòn gạch lỗ. Mẹ chưa kịp mở sách thì, xèo, từ dưới bếp bốc lên mùi gì thơm nức. Mẹ buông sách chạy xuống, vừa chạy vừa nói:
Đó đó! Mắm nêm, mắm nêm
Không biết tôi nên cảm ơn mẹ, cảm ơn ngọn lửa bếp hay cảm ơn nồi mắm kho vừa trào ra cái tiếng thơm nức kia?
Câu 2
Kể chuyện theo tranh
Em dựa vào tranh trả lời câu hỏi để kể lại câu chuyện
Tranh 1: Hôm nay lớp học vần am. Cô giáo cho các tổ thi nhau tìm tiếng có vần vừa học. Các bạn thi nhau phát biểu làm cô ghi không kịp.
Tranh 2: Cô dặn các bạn học sinh ngày mai học vần êm. Các tổ về nhà hẹn nhau đi tìm những từ có vần "êm”
Tranh 3: Về nhà, Tết chạy ra vườn tìm bà ngoại xin bà một chữ có vần êm. Và bà đã tìm ra chữ "têm” trong têm trầu
Tranh 4: Sau đó, Tết vào bếp tìm mẹ. Mẹ cho tiếng êm đềm, nhưng tiếng đó có trong sách rồi không được sử dụng
Tranh 5: Hai mẹ con lên phòng của ba để tìm trong sách xem có tiếng nào chứa vần êm.
Tranh 6: Đang tìm, mẹ nghe thấy tiếng xèo và mùi thơm thức ăn thơm nức. Mẹ chợt nhớ ra và nói cho Tết một tiếng đó là nêm trong mắm nêm.