Trang chủ Lớp 2 VBT Tiếng Việt 2 - Cánh diều Giải Câu 1, 2, 3, 4, 5 Bài Ôn tập cuối học...

Giải Câu 1, 2, 3, 4, 5 Bài Ôn tập cuối học kì I - Tiết 7 - 8 VBT Tiếng Việt 2 - Cánh diều tập 1: Bé nhận ra điều gì lạ bên mâm cơm?...

Gợi ý giải Câu 1, 2, 3, 4, 5 - Giải Bài Ôn tập cuối học kì I - Tiết 7, 8 VBT Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều - Bài 18: ôn tập cuối học kì i. Bé nhận ra điều gì lạ bên mâm cơm? Theo bé, vì sao mẹ lo? Vì sao bé nghĩ bữa nay bé là người lớn? Nối mỗi câu ở bên A với mẫu câu thích hợp ở bên B...

Câu 1

Bé nhận ra điều gì lạ bên mâm cơm?

a. Mâm cơm có một món ngon.

b. Mẹ không ăn tí cơm nào.

c. Mẹ chỉ ăn cơm qua quýt.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ khổ thơ thứ nhất.

Answer - Lời giải/Đáp án

Bé nhận ra bên mâm cơm ngon lành nhưng mẹ chỉ ăn qua quýt.

Chọn c


Câu 2

Theo bé, vì sao mẹ lo?

a. Vì mẹ lo lắng cho con.

b. Vì bố đi công tác xa.

c. Vì mẹ rất ốm yếu.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai.

Answer - Lời giải/Đáp án

Theo bé, mẹ lo vì nhà vắng bố, sáng nay bố vừa đi công tác xa.

Chọn b.


Câu 3

Vì sao bé nghĩ bữa nay bé là người lớn?

a. Vì bé phải dỗ mẹ ăn thêm cơm.

b. Vì bé khuyên mẹ chớ lo cho con.

c. Vì bé phải chăm mẹ bị ốm.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ khổ thơ thứ 3.

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

Bé nghĩ bữa nay bé là người lớn vì bé đã biết an ủi, dỗ dành mẹ ăn thêm cơm khi bố vắng nhà.

Chọn a.


Câu 4

Nối mỗi câu ở bên A với mẫu câu thích hợp ở bên B:

a. Bé an ủi mẹ 1. Ai là gì?

b. Bữa đó bé là người lớn 2. Ai làm gì?

c. Cả nhà thương yêu nhau 3. Ai thế nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ thông tin ở 2 cột để nối cho phù hợp.

Answer - Lời giải/Đáp án


Câu 5

Đọc truyện vui sau. Điền dấu câu phù hợp với mỗi ô trống: dấu chấm hay dấu chấm hỏi, dấu chấm than?

Bé Hoa mới đi học lớp 1 được một tuần □ Bé nói với bố:

- Có nhiều điều cô giáo con không biết đâu, bố ạ.

- Sao con lại nghĩ thế □

- Vì thỉnh thoảng, cô lại bảo: “Các em hãy trả lời cho cô câu hỏi này nhé □”.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Dấu chấm: đặt cuối câu kể

- Dấu chấm hỏi: đặt cuối câu hỏi

- Dấu chấm than: đặt cuối câu yêu cầu, đề nghị

Answer - Lời giải/Đáp án

Bé Hoa mới đi học lớp 1 được một tuần. Bé nói với bố:

- Có nhiều điều cô giáo con không biết đâu, bố ạ.

- Sao con lại nghĩ thế?

- Vì thỉnh thoảng, cô lại bảo: “Các em hãy trả lời cho cô câu hỏi này nhé!”.