Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức Củng cố, Mở rộng trang 56 SGK Văn 6 tập 1 Kết...

Củng cố, Mở rộng trang 56 SGK Văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Hãy kẻ vào vở theo mẫu sau và điền thông tin về đặc điểm của các bài thơ đã học trong bài Gõ cửa trái tim...

Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1, 2 trang 56 SGK Văn 6 Kết nối tri thức và cuộc sống: Củng cố và mở rộng

Câu 1. Hãy kẻ vào vở theo mẫu sau và điền thông tin về đặc điểm của các bài thơ đã học trong bài Gõ cửa trái tim:

Nhan đề bài thơ Nội dung chính  Đặc điểm nghệ thuật
Hình ảnh  Biện pháp tu từ Yếu tố tự sự, miêu tả

Trả lời: Kẻ vào vở theo mẫu sau và điền thông tin về đặc điểm của các bài thơ đã học trong bài Gõ cửa trái tim:

Nhan đề bài thơ Nội dung chính  Đặc điểm nghệ thuật
Hình ảnh  Biện pháp tu từ Yếu tố tự sự, miêu tả
Chuyện cổ tích về loài người Bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Mọi sự sinh ra trên đời là vì trẻ em vì cuộc sống hôm nay và mai sau của trẻ em. Những gì sinh ra ở trên đời này là vì cuộc sống của con người của trẻ em. Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho tuổi thơ. Trẻ con, bố, mẹ, bà So sánh kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con.
Mây và sóng Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc, chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời Em bé, mẹ, mây, sóng Điệp ngữ, đối lập, ẩn dụ, nhân hóa Cuộc trò chuyện giữa em bé và  những người "trên mây”, "trong sóng”. Miêu tả hình ảnh thiên nhiên tượng trưng cho tình mẫu tử bao la.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 2. Hãy diễn tả nội dung một bài thơ đã được học trong bài Gõ cửa trái tim bằng một hình thức nghệ thuật mà em thích (tranh, tuyện, kịch bản, hoạt cảnh). 

- Diễn tả nội dung một bài thơ Mây và sóng (đã được học trong bài Gõ cửa trái tim) bằng một hình thức nghệ thuật tranh mà em thích: