Trang chủ Lớp 10 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 - Kết nối tri thức Lý thuyết Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của...

Lý thuyết Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống: Khái niệm và đặc điểm của...

Trả lời Lý thuyết Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 7: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 - Kết nối tri thức. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung,

1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật

a) Khái niệm

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

b) Đặc điểm của pháp luật

Pháp luật có các đặc điểm sau:

- Tính quy phạm phổ biến: pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người. Đây là đặc điểm để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác.

- Tính quyền lực, bắt buộc chung: pháp luật do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. Mọi tổ chức, cá nhân không phân biệt địa vị, nghề nghiệp, chức vụ, quyền hạn đều phải thực hiện pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý nghiêm minh tùy theo mức độ vi phạm.

- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:

+ Pháp luật phải được thể hiện bằng các văn bản có chứa quy phạm pháp luật.

+ Văn bản quy phạm pháp luật phải do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức luật định. Chỉ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Hiến pháp, luật quy định mới được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

+ Tất cả văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp. Văn bản quy phạm pháp luật do cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cấp trên ban hành.

Advertisements (Quảng cáo)

2. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

a) Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội

Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội

- Pháp luật điều chỉnh, định hướng các quan hệ xã hội theo khuôn mẫu chung thống nhất, tạo nên trật tự xã hội ổn định, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

- Pháp luật là phương tiện để Nhà nước kiểm tra, kiểm soát hoạt động của cá nhân, tổ chức, trong phạm vi lãnh thổ của mình.

- Pháp luật tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước phát huy quyền lực, sức mạnh trong quản lý nhà nước nhằm đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội.

b) Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân: - Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

- Tạo cơ sở pháp lý để công dân thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.

- Tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lý các hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.