Viết và thực hành làm văn tả cảnh sinh hoạt trang 124 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
A. VIẾT
1. Đoạn mở bài và kết bài đã đáp ứng được yêu cầu về bài văn tả cảnh sinh hoạt chưa?
- Đoạn mở bài và kết bài của bài văn đã đáp ứng yêu cầu của bài văn tả cảnh sinh hoạt.
Mở bài: giới thiệu cảnh sinh hoạt chợ nổi Cái Răng.
Kết bài: phát biểu ấn tượn cảm xúc sau khi thăm phiên chợ nổi.
2. Tác giả miêu tả cảnh chợ nổi trên sông theo trình tự nào?
- Tác giả miêu tả cảnh chợ nổi trên sông theo trình tự từ bao quát đến cụ thể.
3. Bài văn có gợi tả được cử chỉ, hành động của con người gắn với thời gian, không gian cụ thể? Có sự dụng các biện pháp tu từ khi diễn đạt?
- Bài văn gợi tả được cử chỉ, hành động của con người gắn với thời gian, không gian cụ thể: các tiếng rao trên các con thuyền. Tác giả có sử dụng các biện pháp tu từ khi diễn đạt như so sánh, hoán dụ
4. Người viết có phối hợp các giác quan trong khi quan sát cảnh chợ nổi trên sông?
- Người viết có phối hợp các giác quan trong khi quan sát cảnh chợ nổi trên sông gồm: thị giác, thính giác, xúc giác.
5. Người viết đã đứng ở đâu để quan sát? Vị trí ấy là cố định hay có dịch chuyển, thay đổi và có giúp việc quan sát thuận lợi hơn không?
- Người viết đã đứng ở trên xuồng máy để quan sát. Xuồng máy đi trên sông nên tác giả có thể dịch chuyển, thay đổi và có thể quan sát khung cảnh chợ nổi rõ ràng, chi tiết.
6. Từ bài văn trên, em học được những gì về cách miêu tả một cảnh sinh hoạt?
- Kinh nghiệm:
Advertisements (Quảng cáo)
+ Để tả cảnh sinh hoạt cần quan sát và dùng lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh.
+ Cần giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian, địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt.
+ Tả lại cảnh sinh hoạt theo trình tự hợp lí.
+ Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể.
+ Gợi được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu của bức tranh sinh hoạt.
+ Sử dụng từ ngữ phù hợp, nêu được cảm nhận của người viết về cảnh được miêu tả.
+ Đảm bảo cấu trúc bài văn ba phần.
B. THỰC HÀNH
Đề bài: Hãy tả lại một cảnh sinh hoạt mà em có dịp quan sát hoặc tham dự
Tham khảo:
Ánh nắng mùa hạ chảy tràn trên những con đường làng quê em nhìn thật đẹp. Và đó cũng là lúc mùa gặt về, cả một vùng đất mênh mông rộng lớn được phủ kín bởi những bông lúa chín vàng. Mùa hè năm ngoái thật tình cơ trong dịp về quê chơi em đã được chứng kiến không khí ngày mua tươi vui của quê hương em và khiến em ấn tượng mãi
Ngày mùa vui thôn quê. Mặt trời lên, cái nắng trở nên gay gắt hơn. Đồng lúa chín mênh mông kéo dài hút cả tầm mắt. Màu vàng trù phú, ấm no phủ khắp đồng. Thỉnh thoảng một cơn gió mát đem theo hương lúa chín xoa nhẹ vào mặt thật dễ chịu . Những chiếc nón trắng vẫn mải miết, nhấp nhô. Tiếng liềm, tiếng hái cắt lúa nghe soàn soạt, soàn soạt không ngừng, không nghỉ. Cánh tay đưa đi đưa lại nhanh thoăn thoắt. Những bó lúa được xếp ngay ngắn, trải thành một dãy dài trên mặt ruộng. Người đi tới đâu, những gốc rạ đều tăm tắp tới đó. Ai cũng ướt đẫm mồ hôi trên lưng áo.
Lúa bó lại và chuyển dần lên bờ. Đám thanh niên vác từng vác nặng xếp lên xe thồ, xe bò kéo hoặc xe công nông chờ sẵn. Rất khẩn trương, xe đầy ắp những bó lúa, băng băng lao về phía sân kho. Từng đoàn xe lần lượt nối đuôi nhau chạy nườm nượp. Đường làng xe ngược, xe xuôi nhiều lúc không sao tránh nổi. Có người, vì vội vã và chở nặng nên đã để cho chiếc xe đạp thồ đổ kềnh ra đường, choán hết cả lối nhưng chiếc xe đạp nhanh chóng được dựng dậy. Tuy thế,tiếng cười nói vẫn vui vẻ.
Trời về chiều nắng yếu dần. Nhiều thửa ruộng đã gặt xong. Có những thửa vẫn còn dang dở. Công việc chuyển từ ngoài đồng vào trong làng, tới các gia đình. Nhà nào nhà nấy bắt đầu thu dọn. Những cọng rơm khô được chất lại thành từng đống như cây nấm lớn giữa sân. Thóc đã được cào lại và xúc vào bao. Sân phơi được quét dọn sạch sẽ. Mọi người tắm rửa cho hết bùn đất và những giọt mồ hôi sau một ngày lao động mệt nhọc. Tiếng đài, tiếng ti vi trong các gia đình bắt đầu vang lên những khúc nhạc quen thuộc.
Ngày mùa thật vất vả, khẩn trương. Nhưng khuôn mặt ai cũng rạng rỡ. Những nụ cười trong sáng của trẻ thơ, nụ cười yêu đời của tuổi trẻ, nụ cười khoan khoái của tuổi già. Tất cả hòa quyện lại thành tiếng cười hạnh phúc của một vụ mùa bội thu.