Trang chủ Lớp 1 SGK Tiếng Việt 1 - Kết nối tri thức Bài 1: Kiến và chim bồ câu trang 84 Tiếng Việt 1...

Bài 1: Kiến và chim bồ câu trang 84 Tiếng Việt 1 - Kết nối tri thức tập 2: Bồ câu đã làm gì để cứu kiến?...

Giải chi tiết bài 1: Kiến và chim bồ câu trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống. Quan sát tranh và cho biết những người trong tranh đang làm gì. Đọc. Bồ câu đã làm gì để cứu kiến. Kiến đã làm gì để cứu bồ câu. Em học được điều gì từ câu chuyện này... Bồ câu đã làm gì để cứu kiến?

Câu 1

Quan sát tranh và cho biết những người trong tranh đang làm gì

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em quan sát kĩ tranh để hoàn thành bài tập.

Answer - Lời giải/Đáp án

Trong tranh là cảnh thuyền cứu hộ đang đi cứu hộ người dân vùng bị lũ lụt.


Câu 2

Đọc

Kiến và chim bồ câu

Một con kiến không may bị rơi xuống nước. Nó vùng vẫy và la lên:

- Cứu tôi với, cứu tôi với!

Nghe tiếng kêu cứu của kiến, bồ câu nhanh trí nhặt một chiếc lá thả xuống nước. Kiến bám vào chiếc lá và leo được lên bờ.

Một hôm, kiến thấy người thợ săn đang ngắm bắn bồ câu. Ngay lập tức, nó bò đến, cắn vào chân anh ta. Người thợ săn giật mình. Bồ câu thấy động liền bay đi.

Bồ câu tìm đến chỗ kiến, cảm động nói:

- Cảm ơn cậu đã cứu tớ.

Kiến đáp:

- Cậu cũng giúp tớ thoát chết mà.

Cả hai đều rất vui vì đã giúp nhau.

(Theo Ngụ ngôn Ê-dốp)

Từ ngữ: vùng vẫy, nhanh trí, thợ săn


Câu 3

Trả lời câu hỏi

a. Bồ câu đã làm gì để cứu kiến?

b. Kiến đã làm gì để cứu bồ câu?

c. Em học được điều gì từ câu chuyện này?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Bồ câu đã thả một chiếc lá xuống nước để cứu kiến.

b. Kiến bò đến chỗ người thợ săn và cắn vào chân anh ta.

c. Em học được là: chúng ta hãy giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Phải biết giúp đỡ lẫn nhau.


Câu 4

Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3

Kiến bò đến chỗ người thợ săn và (…).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em chủ động viết bài vào vở.

Answer - Lời giải/Đáp án

Kiến bò đến chỗ người thợ săn và cắn vào chân anh ta.


Câu 5

Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở

giật mình, nhanh trí, cảm động, giúp nhau, cứu

Advertisements (Quảng cáo)

a. Nam (…) nghĩ ngay ra lời giải cho câu đố.

b. Ông kể cho em nghe một câu chuyện (…).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em suy nghĩ và chọn từ thích hợp.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Nam nhanh trí nghĩ ngay ra lời giải cho câu đố.

b. Ông kể cho em nghe một câu chuyện cảm động.


Câu 6

Kể lại câu chuyện Kiến và chim bồ câu

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em quan sát các tranh và dựa vào tranh để kể lại câu chuyện.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Tranh 1: Một con kiến không may bị rơi xuống nước. Nó vùng vẫy và la lên: “Cứu tôi với, cứu tôi với!”

- Tranh 2: Nghe tiếng kêu cứu của kiến, bồ câu nhanh trí nhặt một chiếc lá thả xuống nước. Kiến bám vào chiếc lá và leo được lên bờ.

- Tranh 3: Một hôm, kiến thấy người thợ săn đang ngắm bắn bồ câu. Ngay lập tức, nó bò đến, cắn vào chân anh ta. Người thợ săn giật mình. Bồ câu thấy động liền bay đi.

- Tranh 4: Bồ câu tìm đến chỗ kiến, cảm động nói: “Cảm ơn cậu đã cứu tớ.”. Kiến đáp: “Cậu cũng giúp tớ thoát chết mà.”. Cả hai đều rất vui vì đã giúp nhau.


Câu 7

Nghe viết

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Lưu ý:

- Viết đúng chính tả.

- Viết hoa chữ cái đầu câu.

Answer - Lời giải/Đáp án

Em chủ động viết bài vào vở.


Câu 8

Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Kiến và chim bồ câu từ ngữ có tiếng chứa vần ăn, ăng, oat, oăt

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

Answer - Lời giải/Đáp án

- ăn: lăn, cắn, mặn, nặn

- ăng: quăng, lặng, nắng

- oat: thoát, soát

- oăt: ngoặt


Câu 9

Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói: Việc làm của người thợ săn là đúng hay sai? Vì sao?

người thợ săn bắn chim

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em quan sát tranh và suy nghĩ để hoàn thành bài tập.

Answer - Lời giải/Đáp án

Việc làm của người thợ săn là sai. Vì bắn chim là hành động săn bắt trái phép.